PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text KH Bai day Chuyen de 2 - VL11( Bai 4,5,6).docx

1 KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHUYÊN ĐỀ 2: TRUYỀN THÔNG TIN BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN Thời lượng: 10 tiết I. Mục tiêu dạy học I.1. Kiến thức: - Nêu được biến điệu biên độ và biến điệu tần số. - So sánh được biến điệu biên độ (AM) và biến điệu tần số (FM). - Liệt kê được tần số và bước sóng được sử dụng trong các kênh truyền thông khác nhau. - Thảo luận để rút ra được ưu, nhược điểm tương đối của kênh AM và kênh FM - Mô tả được các ưu điểm của việc truyền dữ liệu dưới dạng số so với việc truyền dữ liệu dưới dạng tương tự. - Thảo luận để rút ra được: sự truyền giọng nói hoặc âm nhạc liên quan đến chuyển đổi tương tự – số (ADC) trước khi truyền và chuyển đổi số – tương tự (DAC) khi nhận. - Mô tả được sơ lược hệ thống truyền kĩ thuật số về chuyển đổi tương tự – số và số – tương tự. - Thảo luận được ảnh hưởng của sự suy giảm tín hiệu đến chất lượng tín hiệu được truyền; nêu được độ suy giảm tín hiệu tính theo dB và tính theo dB trên một đơn vị độ dài. I.2. Kỹ năng: Lập dự án nghiên cứu kiến thức và ứng dụng: Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được dự án tìm hiểu các nội dung kiến thức I.3. Thái độ - Tự tin đưa ra các ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ. - Chủ động trao đổi, thảo luận với các HS khác và với GV. - Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu. I.4. Định hướng các năng lực được hình thành - Năng lực sử dụng kiến thức(K): Sử dụng được kiến thức vào việc giải thích các vấn đề có liên quan đến biến điệu, tín hiệu tương tự và tín hiệu số và suy giảm tín hiệu. - Giải thích được truyền thông tin bằng sóng vô tuyến bằng biến điệu biên độ AM và biến điệu tần số FM; ưu, nhược điểm tương đối của kênh AM và kênh FM. - Năng lực phương pháp(P): Phương pháp nghiên cứu khoa học là lập và thực hiện dự án - Năng lực trao đổi thông tin(X): Thực hiện các trao đổi, thảo luận với bạn để thực hiện nhiệm vụ. - Năng lực cá thể (C): Kết hợp được các kiến thức trong việc giải các bài toán về các định luật cơ bản. Sử dụng kiến thức đã học vào lí giải hoặc vận dụng ở các tình huống thực tiễn. II. Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học * Hình thức: Dạy học theo dự án - Tổ chức dạy học trên lớp. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. * Phương pháp: Phát huy tính chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực học sinh.
2 III. Chuẩn bị: III.1. Giáo viên III.1. Giáo viên * Kiến thức cũ của HS: - Sóng điện từ, sóng vô tuyến * Bài giảng powerpoint. * Phiếu học tập BÀI 4: BIẾN ĐIỆU Phiếu học tập số 1 Câu 1 : Nêu một số ví dụ thực tế về cách truyền thông tin trước khi điện thoại được phát minh. Trả lời: Viết thư đưa tin, truyền tin ở khoảng cách gần thì dùng còi, trống báo tín hiệu,... Câu 2 : Khái niệm sóng điện từ? Sóng điện từ truyền được trong những môi trường nào, với tốc độ bằng bao nhiêu? Kể tên một số thiết bị thu, phát sóng trong đời sống hằng ngày. Trả lời: - Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền đi trong không gian. - Các sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng từ 1mm đến 100km được dùng trong thông tin liên lạc, được gọi là sóng vô tuyến. - Thiết bị thu: tivi, radio, điện thoại,... - Thiết bị phát: đài phát, cục wifi, ... Câu 3 : Các tín hiệu chứa thông tin cần truyền (như âm thanh, hình ảnh, video) thường có tần số rất thấp không thể truyền đi được một khoảng cách dài, vậy bằng cách nào người ta có thể truyền chúng đi xa? Trả lời: Để truyền tín hiệu đi xa chúng ta phải biến đổi nó thành sóng điện từ có tần số cao bằng cách trộn tín hiệu cần truyền với sóng điện từ có tần số cao. Quá trình này được gọi là biến điệu. Như vậy, biến điệu là quá trình sử dụng sóng điện từ có tần số cao (sóng mang) để mang (phát) các tín hiệu có tần số thấp (sóng âm tần). Có nhiều cách để biến điệu đó là biển điện biên độ (Amplitude Modulation - AM), biến điệu tần số (Frequency Modulation - FM) và biển điệu pha (Phase Modulation - PM) của một tín hiệu sóng mang. FM (Frequency Modulation) là biến điệu tần số, AM (Amplitude Modulation) là biến điệu biên độ FM thường có chất lượng tín hiệu tốt hơn AM, nhưng phạm vi giảm xa. AM có cao hơn nhiều phạm vi hơn FM, thường giảm 50KM từ Trạm phát thanh. Do đó, FM phải sử dụng nhiều máy phát để bao phủ cùng một khu vực với một máy phát AM. Tuy nhiên, khi AM di chuyển bằng sóng âm gần Trái đất vào ban ngày và cao hơn trên bầu trời vào buổi tối, nó có phạm vi nhỏ hơn nhiều vào ban ngày so với ban đêm. Ngoài ra, công nghệ AM rẻ hơn nhiều so với FM; tuy nhiên do tiến bộ công nghệ, chi
3 phí đã giảm đáng kể. Đối với một điều khác, tín hiệu AM, không giống như FM, thường bị gián đoạn bởi các tòa nhà cao tầng và thời tiết, đây là một vấn đề lớn trong thế giới ngày nay. Phiếu học tập số 2 Câu 1: Trong biến điệu AM, đặc tính nào của sóng mang thay đổi, đặc tính nào giữ nguyên? Trả lời: Trong biến điệu AM, biên độ của sóng mang thay đổi còn tần số, chu kì được giữ nguyên. Câu 2: Trong dải tần số từ 526,5 kHz đến 1606,5 kHz (Hình 4.4) có bao nhiêu kênh radio AM? Tại cùng một thời điểm có bao nhiêu kênh được phép hoạt động? Trả lời:Dải tần từ 526,5 kHz đến 1606,5 kHz sử dụng tần số sóng mang là 9kHz nên có 120 kênh và cùng một lúc có 120 kênh có thể hoạt động. Câu 3: So sánh biên độ và tần số của sóng mang sau khi lần lượt được biến điệu theo hai cách: biến điệu biên độ (AM) và biến điệu tần số (FM). Trả lời: Câu 4: Vì sao khi truyền trên bề mặt đất, sóng FM lại không thể đi xa bằng sóng AM? Trả lời: Sóng AM có thể truyền đi xa hàng nghìn kilomet vad truyền theo đường thẳng. Với các đài phát thanh cách rất xa chúng ta, sóng điện từ truyền theo đường thẳng gặp tầng điện li sẽ phản xạ nhiều lần trên mặt đất trước khi đến máy thu, vì vậy tín hiệu bị suy giảm đi rất nhiều và sóng không ổn định. Với biến điệu FM, tần số của sóng mang thay đổi theo biên độ của tín hiệu âm tần, khoảng biến đổi là 150 kHz. Sóng FM là cự li truyền sóng ngắn chỉ truyền được từ vài chục đến vài trăm khilomet nên sóng FM thường được sử dụng làm sóng phát thanh trên các địa phương. Câu 5: So sánh sự khác nhau giữa biến điệu AM và FM về: Cách thức truyền, dải tần số sử dụng, độ rộng kênh/ băng thông, chất lượng âm thanh, phạm vi phát sóng, ảnh hưởng bới nhiễu. Câu 6: Hãy cho biết Đài Tiếng nói Việt Nam VOV3 phát trên tần số nào? Trả lời: Kênh VOV3 phát sóng 24 giờ / ngày trên sóng FM dải tần số (88, 108) MHz và (100, 101, 103, 104, 105, 106 ) MHz.
4 Câu 7: Hãy cho biết dải tần số sóng ngắn và sóng trung mà Đài VOV1 đang sử dụng là bao nhiêu? Trả lời: Trong năm 2016, Đài TNVN đã thực hiện việc quy hoạch tần số đối với các chương trình phát sóng FM kênh VOV1 sử dụng tần số 94MHz, 95MHz và 100MHz Phiếu học tập số 3 Câu 1: Mạch biến điệu trong máy phát sóng vô tuyến dùng để? A. trộn sóng âm tần với sóng cao tần. B. tạo ra dao động điện từ tần số âm C. khuếch đại dao động điện từ. D. tạo ra dao động điện từ cao tần. TL: A Câu 2: Trong dãi tần số 526,5kHz đến 1606,5kHz (Hình 4.4), với độ rộng của một kênh AM khoảng 9 kHz thì có bao nhiêu kênh radio AM? A. 100 B. 110. C. 120. D. 130. TL: C Câu 3: Một đài phát thanh vô tuyến muốn phát sóng đi rất xa trên Trái Đất phải dùng sóng A. Sóng ngắn. B. Sóng cực ngắn. C. Sóng trung. D. Sóng dài. TL: A Câu 4: Mạch khuếch đại trong các máy phát sóng vô tuyến có tác dụng A. làm tăng biên độ của âm thanh. B. biến dao động âm thành dao động điện từ. C. làm tăng tần số của dao động điện từ âm tần. D. làm tăng biên độ của dao động điện từ. TL: D Câu 5: Một trạm Radio AM cần có băng thông từ A. 9Hz đến 10Hz. B. 9kHz đến 10kHz. C. 9MHz đến 10MHz. D. 90Hz đến 100Hz. TL: B Câu 6: Trong biến điệu FM, đặc tính nào của sóng mang thay đổi, đặc tính nào giữ nguyên? A. Biên độ thay đổi, tần số và pha của sóng giữ nguyên. B. Pha của sóng và biên độ thay đổi, tần số giữ nguyên. C. Tần số thay đổi, pha của sóng và biên độ giữ nguyên. D. Pha của sóng thay đổi, tần số và biên độ giữ nguyên. TL: C Câu 7: Để truyền các tín hiệu truyền hình vô tuyến, người ta thường dùng các sóng điện từ có tần số vào khoảng A. vài nghìn mêgahec. B. vài mêgahec. C. vài kilohec. D. vài chục mêgahec. TL: D

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.