PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 8010.BIỆN PHÁP PHÁP TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC - KHTN CẤP THCS.pdf

1 DANH MỤC VIẾT TẮT TT Chữ cái viết tắt Từ, cụm từ được viết tắt 1 GDPT Giáo dục phổ thông 2 PPDH Phương pháp dạy học 3 HS Học sinh 4 GV Giáo viên 5 THCS Trung học cơ sở 6 NLVD Năng lực vận dụng 7 KNS Kĩ năng sống
1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Mục tiêu đổi mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT) nước ta hiện nay : Việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học để hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cho người học vừa là yêu cầu vừa là động lực, mục tiêu quan trọng hàng đầu. Trong các phương pháp dạy học (PPDH) được GV sử dụng thường xuyên, phổ biến trong tất cả các môn học và trong nhiều bài học hiện nay đòi hỏi HS phải có các năng lực chung và năng lực riêng của từng bộ môn. Một trong những năng lực chung cơ bản và rất quan trọng đó chính là năng lực vận dụng (NLVD) kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. Đối với môn khoa học tự nhiên là môn học giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học. Như vậy khi hoàn thành chương trình THCS các em đã được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản để vận dụng vào cuộc sống lao động tự nuôi sống bản thân. Đối tượng nghiên cứu của môn Khoa học tự nhiên gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh. Bản thân các khoa học tự nhiên là khoa học thực nghiệm. Vì vậy, điều quan trọng nhất của môn Khoa học tự nhiên là giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên xung quanh, phát triển nhận thức, tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn hiệu quả. Có thể nói năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh là không chỉ của riêng môn khoa học tự nhiên mà là mục tiêu chung của nghành giáo dục hiện nay. Đó không chỉ vận dụng kiến thức đã học một cách máy móc sách vở vào thực tiễn mà còn có tính sáng tạo, linh hoạt trong từng hoàn cảnh cụ thể để đạt được kết quả tối ưu. Vì vậy, phát triển NLVD kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cho học sinh THCS trong dạy học là yêu cầu cần đạt của mỗi bài học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập và phát triển kĩ năng sống (KNS) cho HS. Hiện nay, do những điều kiện khác nhau nên việc vận dụng những PPDH theo hướng phát triển năng lực nói chung và NLVD nói riêng cho HS trong dạy học KHTN ở trường THCS vẫn chưa đạt hiệu quả tốt. Không ít GV còn lúng túng trong việc triển khai các hoạt động để phát triển NLVD cho HS nên việc tiếp thu kiến thức học còn gượng ép, HS tiếp thu thụ động dẫn đến hiệu quả chưa cao. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên trung học cơ sở” để chia sẻ một số giải pháp mà bản thân đã áp dụng thành công trong quá trình giảng dạy khoa học tự nhiên để phát triển NLVD kiến thức, kĩ năng cho HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Từ đó góp phần vào phong trào đổi mới PPDH hiện nay và nâng cao chất lượng giáo dục.
2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Tìm ra được một số PPDH hiệu quả để phát triển NLVD cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên THCS. - Góp phần kích thích hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả học tập môn Khoa học tự nhiên cho học sinh THCS. - Giúp GV nhận thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới hình thức và phát triển NLVD cho học sinh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề đổi mới PPDH, vấn đề phát triển NLVD cho HS trong dạy học Khoa học tự nhiên hiện nay. - Tìm hiểu, lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiệu quả có thể vận dụng vào dạy học Khoa học tự nhiên để phát triển NLVD cho HS. - Lựa chọn các tiêu chí, công cụ đánh giá để đưa vào chương trình thực nghiệm sư phạm. - Khảo sát thực trạng dạy học phát triển NLVD cho học sinh THCS của GV hiện nay, khảo sát mức độ yêu thích của HS trường THCS nơi tôi đang giảng dạy về các PPDH và việc vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn trước và sau khi thực nghiệm sư phạm để phân tích, so sánh, kết luận về kết quả thực hiện đề tài. - Tìm ra các phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức dạy học tích cực hiệu quả để phát triển NLVD cho HS trong dạy học Khoa học tự nhiên nhằm kích thích hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả học tập môn Khoa học tự nhiên cho học sinh THCS. - Phân tích, đánh giá về hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án. - Chỉ ra được hướng phát triển của đề tài trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Những yêu cầu về phẩm chất, năng lực học sinh và đổi mới PPDH của chương trình giáo dục phổ thông 2018 - Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cự, các hình thức tổ chức dạy học để phát triển NLVD trong dạy học Khoa học tự nhiên THCS. - Quan điểm, thái độ, nhận thức của học sinh THCS về đổi mới các PPDH, về việc vận dụng kiến thức trong học tập vào thực tiễn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu
3 - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu các PPDH mới theo hướng phát triển NLVD cho HS trong phạm vi các bài học Khoa học tự nhiên ở trường THCS. - Phạm vi thực nghiệm: Học sinh trường THCS nơi tôi giảng dạy. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Nghiên cứu lí luận. - Khảo sát thực tế. - Thực nghiệm sư phạm. - Thống kê; tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh. 5. Thời gian nghiên cứu: Đề tài này đã được nghiên cứu trong năm học 2022– 2023 và thực nghiệm trong năm 2023 -2024. 6. Điểm mới và đóng góp của đề tài. - Về lí luận: + Đề tài đã phân tích rất chi tiết, cụ thể hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát triển NLVD cho HS trong dạy học Khoa học tự nhiên THCS hiện nay. + Đề xuất được đổi mới các PPDH và cách vận dụng hiệu quả vào dạy học Khoa học tự nhiên THCS nhằm phát triển NLVD cho HS theo yêu cầu đổi mới của chương trình GDPT 2018. - Về nghiên cứu ứng dụng + Thiết kế các tiến trình dạy học sử dụng PPDH theo định hướng phát triển NLVD cho HS và đề xuất danh sách các bài học có thể vận dụng trong chương trình SGK Khoa học tự nhiên 6,7,8. + Trình bày được phương pháp thực nghiệm, kết quả và bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực nghiệm. + Có thể ứng dụng rộng rãi không chỉ trong dạy học Khoa học tự nhiên mà còn trong dạy học các môn học khác. Nhờ đó góp phần tích cực vào phong trào đổi mới PPDH của nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục nói chung. B. PHẦN NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1. Lí luận về đổi mới PPHD và những yêu cầu của đổi mới PPDH hiện nay Theo báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.