Content text ĐỀ SỐ 11.docx
Câu 2 Khi nói về cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, chủ tịch Hồ Chí Minh viết” Như mặt trời chiếu rõi khắp năm châu” Nhà văn Giôn Rít lại viết tác phẩm “ Mười ngày trung chuyển thế giới”. Bằng các kiến thức lịch sử đã học em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên? Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga. Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt nam? Câu 1. (3.0 điểm) “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” (Nguyễn Trung Trực) a. Chọn 5 sự kiện tiêu biểu trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX để chứng minh cho câu nói trên. b. Câu nói của Nguyễn Trung Trực có ý nghĩa như thế nào ? Theo em, thế hệ trẻ ngày nay cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống đó ? Cách đây hơn 100 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Nga đứng đầu là V.I.Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã làm nên cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá về cách mạng tháng Mười đã viết” Như mặt trời chiếu rõi khắp năm châu” Nhà văn Giôn Rít viết về diễn biến cách mạng tháng mười đã đặt tên cho tác phẩm của mình là “ Mười ngày rung chuyển thế giới”. Bởi vì cuộc cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành được thắng lợi, để lại ý nghĩa vô cùng to lớn: - Cách mạng tháng Mười Nga đã” làm rung chuyển thế giới” phá tan một mảng lớn trong hệ thống tư bản chủ nghĩa đế quốc, mở ra một thời đại mới cho loài người - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới - Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, người lao động đã đứng lên giành chính quyền xây dựng một xã hội hoàn toàn mới- chế độ chủ nghĩa xã hội. - Thắng lợi này đã chứng minh hùng hồn lời tuyên đoán của C.Mác và Ph.Ăngghen được nêu trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” tháng 02/1848 rằng, chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời nhất định sẽ bị thay thế bởi xã hội cộng sản văn minh thông qua quá trình cải biến cách mạng. - Để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức. -Cách mạng Tháng Mười đã tiếp sức cho phong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc tế -Đồng thời nó cổ vũ, thức tỉnh các dân tộc thuộc địa bị áp bức ở châu Á và châu Phi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi là do những nguyên nhân cơ bản, chủ yếu sau đây: Một là, có sự lãnh đạo của giai cấp vô sản Nga, một giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, được rèn luyện, thử thách, tập dượt trong quá trình cách mạng và có nhiều kinh nghiệm. Giai cấp công nhân Nga có một đảng vô sản kiểu mới - Đảng Cộng sản, đứng đầu là V.I.Lênin thiên tài, được vũ trang bằng học thuyết Mác. Giai cấp công nhân Nga vừa là động lực, vừa là người lãnh đạo cách mạng. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, nhạy bén của
Đảng về chiến lược, sách lược là điều kiện quyết định bảo đảm thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Hai là, Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi vì có khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân. Đảng Cộng sản đã tranh thủ về mình những người đồng minh trung thành, hùng hậu, có tinh thần cách mạng là nông dân nghèo, tranh thủ được trung nông và các tầng lớp khác, đặc biệt là binh lính của giai cấp tư sản. Ba là, Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra kịp thời trong điều kiện, hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, khi cuộc chiến tranh thế giới giữa các nước đế quốc đang diễn ra quyết liệt, chúng không thể tập trung lực lượng để chống phá cách mạng. Hơn nữa, kẻ thù của cách mạng là giai cấp tư sản Nga vừa lạc hậu, vừa yếu đuối và bị phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản Anh, Pháp, có lúc còn phải dựa vào các đảng cơ hội khác. Bốn là, Đảng Cộng sản và Lênin đã vận dụng một cách uyển chuyển, khôn khéo, nhanh nhạy về chính trị, tiến công kẻ thù để giác ngộ và vận động quần chúng. Đảng Cộng sản và Lênin đã đánh giá đúng tình hình và chuyển biến cách mạng kịp thời, làm cho cách mạng nhanh chóng thành công. Đảng Cộng sản và Lênin đã kết hợp được cuộc đấu tranh cho hoà bình, đấu tranh giải phóng dân tộc và các dân tộc bị áp bức với cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội thành một phong trào thống nhất. Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng sâu sắc đến cách mạng Việt nam: + Cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân Việt nam Cách mạng Tháng Mười có ý nghĩa vô cùng to lớn và quan trọng đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giống như Mặt Trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. Nhà cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quốc về sau là Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam từ những tư tưởng trong bản Luận cương của V.Lenin “Về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa”. Trên cơ sở bản Luận cương này, năm 1927 trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc nêu rõ: “Chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười-con đường duy nhất đúng đắn, Cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thực sự". Câu 12. Thông qua những kiến thức đã học về quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1885, em hãy phân tích và nêu trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp. Hướng dẫn làm bài Nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Việt nam đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng và toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội. trong lúc đó các nước tư bản Phương Tây đang trên đà phát triển mạnh về mọi mặt. Đẩy mạnh công cuộc chinh phục thuộc địa để tìm kiếm nguyên liệu và thị trường. Việt Nam trở thành miếng mồi béo bở cho bầy sói thực dân, chủ yếu là đế quốc Pháp. a) Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Nguyễn chỉ có thể chọn hai con đường để lựa chọn
* Một là tiến hành cải cách nhằm thoát khỏi khủng hoảng ở trong nước, mở rộng quan hệ giao bang để khôn khéo bảo toàn chủ quyền độc lập. - Tác dụng của canh tân cải cách ... (làm cho đất nước ta lúc này có thể thoát khỏi khủng hoảng, do đó sức mạng phòng thủ của đất nước được tăng lên. Thực tế tấm gương củaNhật). - Các nhà cải cách Việt Nam như Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ...cũng cho rằng, chỉ có cải cách thì mới có thể đương đầu với các cuộc tấn công ngày càng dồn đập cuả kẻ thù, các trào lưu duy tân ra đời. * Hai là chìm đắm trong chính sách thủ cựu và tự cô lập nhằm bằng mọi cách duy trì chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu và phản động. - Trước nguy cơ xâm lược đáng lẽ nhà Nguyễn phải nhanh chóng canh tân đất nước,song ngược lại, nhà Nguyễn vẫn vẫn tiến hành chính sách đối kháng với nhân dân (vẫn giữ nguyên các chính sách cũ, thậm chí còn tăng cường các biện pháp áp bức bóc lột tàn bạo : Các thứ thuế, kìm hãm các nhân tố tư bản chủ nghĩa trong kinh tế, không chăm lo sản xuất, đê Văn Giang 18 năm liền bị vỡ...), duy trì chế độ quân chủ đã lỗi thời phản động, tiến hành bế quan toả cảng không thông thương với các nước phương Tây, song lại thần phục nhà Thanh mộtcách mù quáng. Trong khi đó nhà Thanh cũng phải kí những hiệp ước bất bình đẳng, để đất nước rơi vào tay các đế quốc phương Tây, đã khước từ mọi đề nghị cải cách tiến bộ mà tiêu biểu là một loạt các bản điều Trần của Nguyễn Trường Tộ đề nghị cải cách đất nước về mọi mặt làm cho dân giàu nước mạnh. - Hậu quả của các chính sách trên đã đẩy mọi tầng lớp nhân dân vào bước đường cùng, khiến họ phải nổi dậy chống lại, kể từ Gia Long đế Tự Đức có tới hơn 500 cuộc khởi nghĩa..., tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành và Cao Bá Quát,... * Trên thực tế, nhà Nguyễn đã chọn con đường thủ cựu. Điều đó làm tăng nguy cơ bị xâm lược và mất nước. Bởi lẽ, khi đất nước suy yếu thì dù có kiên quyết kháng chiến cũng khó giữ được độc lập, chủ quyền dân tộc. b) Trong quá trình tiến hành chống lại sự xâm lược của Pháp, nhà Nguyễn không có nghệ thuật quân sự độc đáo mà còn mắc phải một số sai lầm không thể tha thứ được đó là từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang truyền thống của dân tộc mà đi theo con đường thương lượng, đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn. - Nhà Nguyễn không biết đoàn kết nhân dân mà ngược lại xa rời nhân dân, từ chỗ xa rời nhà Nguyễn còn chống lại nhân dân, sau khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai nhà Nguyễn ra lệnh cấm nhân dân chiến đấu, gọi các tướng quay về triều đình. Những việc làm ấy càng đẩy nhà Nguyễn đi xa nhân “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” (Nguyễn Trung Trực) 3.0 a. Chọn 5 sự kiện tiêu biểu trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX để chứng minh cho câu nói trên. 1.5 - Xuất xứ: Nguyễn Trung Trực tham gia chống Pháp ngay khi Pháp đem quân đánh chiếm các tỉnh miền Tây, sau khi bị bắt, ông bị Pháp kết an tử hình. Trước khi hy sinh, ông đã nói câu nói bất hủ “Bao giờ...” 0.25 - Chứng minh: Học sinh lựa chọn 5 sự kiện tiêu biểu trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược để chứng minh cho tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân ta: mỗi sự kiện cho 0.25 điểm 1,25 b. Câu nói của Nguyễn Trung Trực có ý nghĩa như thế nào ? Theo em, thế hệ trẻ ngày nay cần làm gì để phát huy truyền thống đó ? 1.5 * Ý nghĩa: + Có ý nghĩa biểu hiện cho lòng dũng cảm, ý chí kiên cường bất khuất và quyết tâm đánh Pháp đến cùng của nhân dân ta. + Thể hiện lòng yêu nồng nàn với tinh thần bất khuất của ông cha ta trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. 0.25 0.25 * Thế hệ trẻ cần làm gì...?
- Ghi tạc và biết ơn sự hy sinh và cống hiến to lớn của các thế hệ cha ông. 0.25 - Tự hào và biết sống xứng đáng với những hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh 0.25 + Cố găng học tập, rèn luyện, trau dồi tư tưởng, đạo đức cách mạng... 0.25 + Không ngừng xây dựng hoài bão, xung kích trên mọi lĩnh vực, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc... 0.25