Content text M032 DEMO.pdf
XÂY DỰNG CẢM XÚC TÍCH CỰC VÀ ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2 B. NỘI DUNG...................................................................................................... 3 1. Cơ sở lý luận.................................................................................................. 3 1.1. Các tác nhân và khả năng ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh lớp 11, 12 ........................................................................................................................ 3 1.2. Định hướng xây dựng cảm xúc tích cực và ứng phó với căng thẳng cho học sinh lớp 11,12 .......................................................................................... 3 2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................... 4 3. Giải pháp thực hiện........................................................................................ 5 Biện pháp 1: Xây dựng chuyên mục “Ứng phó căng thẳng" xuyên suốt quá trình học tập và sinh hoạt................................................................................ 5 Biện pháp 2: Định hướng cho học sinh điều chỉnh suy nghĩ và thói quen để hình thành tư duy và lối sinh hoạt lành mạnh hơn ......................................... 8 Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh học cách chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc cởi mở thông qua mô hình “hộp thư cảm xúc” .................................................. 12 Biện pháp 4: Hình thành và củng cố năng lực quản lý thời gian nhằm giúp học sinh vận dụng để giải quyết căng thẳng........................................................ 14 Biện pháp 5: Cung cấp cho học sinh các phương thức chữa lành cảm xúc, thư giãn tâm trí phù hợp dựa trên kỹ năng kiểm soát bản thân .......................... 16 4. Hiệu quả của sáng kiến................................................................................ 19
C. KẾT LUẬN.................................................................................................... 21 1. Kết luận........................................................................................................ 21 2. Đề xuất, kiến nghị........................................................................................ 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 23
1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Học sinh lớp 11 và 12 là những người luôn trong tâm thế chuẩn bị cho sự chuyển tiếp vào giai đoạn học tập cao hơn như đại học hoặc học nghề. Bởi vậy, các em thường phải đối mặt với khối lượng kiến thức lớn và đòi hỏi sự chuyên tâm trong việc học tập. Học sinh lớp 11 và 12 thường phải đối diện với áp lực từ các kỳ thi quan trọng như tốt nghiệp THPT và đại học, cùng với việc định hình mục tiêu cho tương lai học tập và sự nghiệp. Bên cạnh đó, các em học sinh lớp 11 và 12 đã có sự trưởng thành cao hơn so với các cấp lớp học khác, các em biết tự quản lý thời gian của mình và có khả năng đưa ra quyết định cho bản thân. Tâm lý của học sinh đóng vai trò quan trọng đến việc ảnh hưởng kết quả học tập của các em. Tâm trạng tích cực trong học sinh sẽ thúc đẩy sự tập trung, sáng tạo và giải quyết vấn đề. Ngược lại, với tâm trạng tiêu cực có thể gây ra căng thẳng, lo lắng và ảnh hưởng đến năng lực học tập của các em. Thái độ và quan điểm của học sinh cũng đóng vai trò khá quan trọng, với thái độ tích cực thường thúc đẩy học tập chủ động trong khi thái độ tiêu cực có thể khiến học sinh mất hứng thú và cảm thấy gánh nặng trong việc học. Xây dựng cảm xúc tích cực và ứng phó với căng thẳng là hai khía cạnh cần thiết để đạt được sự thành công trong cuộc sống và học tập. Cảm xúc tích cực giúp chúng ta duy trì tinh thần lạc quan, tập trung vào mục tiêu và đối mặt với khó khăn một cách đầy tư duy và sáng tạo. Trong khi đó, khả năng ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta duy trì sự tự tin, đạt được hiệu quả trong học tập. Sự kết hợp giữa cảm xúc tích cực và khả năng ứng phó giúp chúng ta vượt qua thách thức trong cuộc sống và xây dựng tương lai đầy rực rỡ. Qua việc thực hiện công tác giảng dạy các em lớp 11 và 12 ở trường THPT ..., tôi nhận thấy rằng khả năng xây dựng cảm xúc tích cực và ứng phó với căng thẳng của các em chưa được phát triển, tâm lý của các em khá bất an và lo lắng khi đối mặt với những kỳ thi quan trọng. Bởi vậy, để các em có thể nâng cao kết quả học tập và phát triển toàn diện bản thân, tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Xây dựng cảm xúc tích cực và ứng phó với căng thẳng cho học sinh ở trường
2 THPT nhằm nâng cao hiệu quả học tập”, thực hiện các biện pháp trong đề tài này đều hướng đến việc đáp ứng yêu cầu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018, theo yêu cầu của chương trình giáo dục mới nhằm phát triển toàn diện năng lực học tập của các em. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài "Xây dựng cảm xúc tích cực và ứng phó với căng thẳng cho học sinh ở trường THPT nhằm nâng cao hiệu quả học tập" nhằm đề xuất các chiến lược và phương pháp thích hợp để giúp học sinh tăng cường tinh thần lạc quan, tập trung vào học tập và đối mặt với áp lực một cách hiệu quả từ đó phát triển tâm lý, kỹ năng cần thiết cho học sinh, nâng cao khả năng học tập. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Các tiết học của lớp 11 và lớp 12 trường THPT... - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp xây dựng cảm xúc tích cực và ứng phó với căng thẳng cho học sinh ở trường THPT. 4. Phương pháp nghiên cứu Tôi đã thực hiện đề tài này qua việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu dưới đây: - Phương pháp nghiên cứu phân tích lý luận - Phương pháp nghiên cứu đánh giá - Phương pháp nghiên cứu rút ra kết luận và kiến nghị - Phương pháp nghiên cứu quan sát - Phương pháp nghiên cứu so sánh - Phương pháp nghiên cứu thống kê và xử lý số liệu