PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Đề 29 - Luyện thi ĐGNL ĐHQG TPHCM 2024 - Môn Hóa Học (Bản word có giải)_7ppDCR2Mv3.Image.Marked.pdf

PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Câu 71 Cho các phát biểu sau về 4 chất hữu cơ: tristeain, phenol, Ala – Gly và glucozơ: (1) Tất cả 4 chất đều ở trạng thái rắn trong điều kiện thường. (2) Có 2 chất tham gia được phản ứng thủy phân. (3) Có 2 chất tham gia được phản ứng tráng gương. (4) Có 3 chất làm mất màu nước brom. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 72 Li, C và N là các nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ với số hiệu nguyên tử tăng dần theo thứ tự ZLi < ZC < ZN. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Độ âm điện của C là lớn nhất trong 3 nguyên tố. B. Chiều bán kính nguyên tử tăng dần là N, C, Li. C. Tính kim loại của N là lớn nhất trong 3 nguyên tố. D. Tính base của hydroxide của Li là nhỏ nhất. Câu 73 Những dụng cụ nhà bếp sau khi nấu cá, nấu ốc thường để lại mùi tanh. Để loại hết mùi tanh một cách tốt nhất nên dùng A. giấm ăn. B. xà phòng. C. sođa (Na2CO3). D. ancol etylic. Câu 74 Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự A. M < X < Y < R. B. R < M < X < Y. C. Y < M < X < R. D. M < X < R < Y. Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu sau từ câu 75 - 77: Theo quy định nồng độ bromine cho phép trong không khí là 2.10-5 g/l. Trong một phân xưởng sản xuất bromine, người ta đo được nồng độ của Br2 là 10-4 g/l. Để khử độc hoàn toàn lượng brom trong không khí có thể dùng dung dịch ammonia, phản ứng tạo ra N2 và NH4Br.
Câu 75 Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng khử độc bromine trong không khí là A. 16. B. 17. C. 18. D. 19. Câu 76 Tình trạng lượng bromine trong phân xưởng sản xuất trên là A. vượt quá quy định cho phép. B. bằng với quy định cho phép. C. nhỏ hơn quy định cho phép. D. không xác định được. Câu 77 Khối lượng dung dịch NH3 20% phun khắp xưởng sản xuất trên để khử độc hoàn toàn lượng bromine có trong không khí là bao nhiêu gam? Biết phân xưởng có kích thước là 120m x 200m x 6m A. 21200 gam. B. 23200 gam. C. 20400 gam. D. 25000 gam. Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu sau từ câu 78 - 80: Nhôm là kim loại được sử dụng phổ biến trong việc chế tạo các thiết bị, dụng cụ cũng như đồ dùng trong đời sống hàng ngày. Nhôm sử dụng phổ biến để chế tạo xoong, nồi, ấm đun nước. Nhôm được sử dụng để chế tạo các thiết bị máy móc. Nhôm được sử dụng để chế tạo các thiết bị máy móc do các tính chất quý báu của nó: Bên cạnh khả năng chịu ăn mòn hóa học khá tốt thì nhôm chỉ nhẹ bằng khoảng 1 3 so với đồng và sắt nhưng có tính dẻo, dẫn điện và khả năng chống mài mòn rất tốt. Tốc độ ăn mòn CR (mm/năm) được tính theo công thức: 87,6.m CR D A t    Trong đó, m là khối lượng nhôm (theo mg ) bị tan đi trong t = 360 giờ, D = 2,7g/cm3 là khối lượng riêng của nhôm, A là diện tích ban đầu của miếng nhôm (theo cm2 ). Câu 78 Vì sao nhôm có tính khử mạnh nhưng vẫn được sử dụng phổ biến để chế tạo xoong, nồi, ấm đun nước? A. Vì nhôm là kim loại nhẹ. B. Vì nhôm không tác dụng với nước do nhôm không tan trong nước. C. Vì nhôm có màng oxit nhôm có tính chất hóa học bền vững phủ lên bề mặt. D. Vì nhôm dẫn điện, dẫn nhiệt kém. Câu 79
Người ta thực hiện thí nghiệm để đo tốc độ ăn mòn (tính theo đơn vị mm/năm) của nhôm trong môi trường axit HNO3 3M. Nhúng miếng nhôm (đã được làm sạch) hình lập phương cạnh 0,2 cm vào dung dịch axit (nồng độ không đổi) ở nhiệt độ 25oC trong 360 giờ và thấy khối lượng miếng nhôm giảm 20,8 mg. Hãy tính CR của miếng nhôm này? A. 7,81. B. 0,086. C. 5,4.10−3 . D. 11. Câu 80 Để bảo vệ vật dụng kim loại bằng sắt, thép, người ta mạ lên bề mặt những vật dụng này kim loại nào sau đây (bằng phương pháp điện phân dung dịch)? A. Al. B. Zn. C. Cu. D. Mg.
Câu 71 Cho các phát biểu sau về 4 chất hữu cơ: tristeain, phenol, Ala – Gly và glucozơ: (1) Tất cả 4 chất đều ở trạng thái rắn trong điều kiện thường. (2) Có 2 chất tham gia được phản ứng thủy phân. (3) Có 2 chất tham gia được phản ứng tráng gương. (4) Có 3 chất làm mất màu nước brom. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Phương pháp giải Tính chất hóa học của các chất. Lời giải Phát biểu (1) và (2) đúng. - Phát biểu (3): Chỉ có 1 chất là glucozơ tham gia phản ứng tráng gương. - Phát biểu (4): Có 2 chất là phenol và glucozơ làm mất màu nước brom. Câu 72 Li, C và N là các nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ với số hiệu nguyên tử tăng dần theo thứ tự ZLi < ZC < ZN. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Độ âm điện của C là lớn nhất trong 3 nguyên tố. B. Chiều bán kính nguyên tử tăng dần là N, C, Li. C. Tính kim loại của N là lớn nhất trong 3 nguyên tố. D. Tính base của hydroxide của Li là nhỏ nhất. Phương pháp giải Quy luật biến đổi tuần hoàn. Lời giải Trong một chu kỳ theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử từ trái qua phải: - độ âm điện tăng dần => A sai, N có độ âm điện lớn nhất trong 3 nguyên tố - bán kính nguyên tử giảm dần => B đúng - tính kim loại giảm dần => C sai, Li có tính kim loại mạnh nhất trong 3 nguyên tố - tính base của hợp chất hydroxide giảm dần => D sai, Hydroxide của Li có tính base lớn nhất Câu 73

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.