PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chiến thuật đại đội tiến công F png ĐHRN



bắn chéo, bắn lướt sườn, ở các cự ly khác nhau. Bố trí kết hợp với hỏa lực của xe tăng, xe thiết giáp, không quân, pháo binh, tên lửa tạo thành mật độ hỏa lực dày đặc trước tiền duyên, bên sườn, nơi tiếp giáp để sát thương, ngăn chặn đối phương tiến công. Hỏa lực bắn thẳng, xe tăng, xe thiết giáp bố trí ở vòng ngoài, tập trung trên hướng dự kiến đối phương tiếp cận triển khai tiến công; hỏa lực cầu vồng bố trí ở tuyển trung tâm, hoặc ở trận địa phía sau để kiềm chế, chế áp các trận địa hỏa lực, vị trí chỉ huy, sát thương sinh lực của đối phương sẵn sàng chi viện trên các hướng; hỏa lực chống tăng gồm tên lửa LSAT, AAWS-M, Javelin bố trí sát tiền duyên, bên sườn hoặc phía sau trận địa phòng ngự (tạm dừng) nơi tiện phát huy hỏa lực diệt xe tăng, xe thiết giáp, các hỏa điểm của đối phương xung phong vào trận địa. Hỏa lực bố trí kết hợp chặt chẽ với hệ thống công sự, vật cản và cơ động tạo thành hệ thống hỏa lực vững chắc - Hệ thống vật cản: Vật cản là phương tiện chính để ngăn chặn, sát thương làm chậm tốc độ tiến công của đối phương, tạo điều kiện cho hỏa lực phát huy tác dụng tiêu diệt đối phương từ bên ngoài trận địa. Hệ thống vật cản bố trí nhiều chủng loại, đa dạng, phức tạp gồm: vật cản nổ và không nổ, bố trí có chính diện và chiều sâu kết hợp chặt chẽ giữa vật cản cố định và cơ động, vật cản tự nhiên với vật cản tự tạo. Vật cản cố định chủ yếu là các loại hàng rào kẽm gai, xen kẽ giữa các lớp hàng rào là các loại mìn hỗn hợp chống bộ binh và xe tăng, mìn hóa học, mìn điện, mìn chiếu sáng, các loại khí tài thu phát tiếng động. Bố trí tập trung trên hướng dự kiến đối phương cơ động triển khai tiến công; bố trí thành nhiều lớp có chính diện và chiều sâu, kết hợp vật cản tự tạo với vật cản tự nhiên như: cây đổ, sông, suối, vách đứng, vách hụt... thành hệ thống vật cản liên hoàn, hiểm hóc, khó tháo gỡ và nằm trong tầm kiểm soát của hệ thống hỏa lực. Trong tương lai, địch tăng cường các vật cản hiện đại và cơ động như: mìn điều khiển, các phương tiện phóng rải vật cản nhằm ngăn chặn, sát thương làm chậm tốc độ tiến công của ta trên các hướng (mũi) Thực tiễn, trận tiến công Cứ điểm Đắc Tô: xung quanh cứ điểm địch đã bố trí 4 lớp hàng rào, phía đông đắp bờ tường đất cao 2m rộng 1,6m, phía nam đào hào chống bộ binh đưới hào bộ trí các loại mìn. Hoặc trận tiền công Điểm cao 35, 10 37 Đông Hà của Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 88, Sư đoàn 308, ngày 23 tháng 04 năm 1972 xung quanh cứ điểm địch bố trí từ 5 đến 7 lớp hàng rào kẽm gai. d. Thủ đoạn đối phó - Khi chưa bị tiến công: tổ chức xây dựng công sự trận địa, ngụy trang, nghi binh giữ bí mật về ý định, lực lượng và trận địa phòng ngự; tổ chức tuần tra canh gác chặt chẽ cả trong và ngoài cứ điểm; sử dụng lực lượng phương tiện trinh sát trên không và mặt đất, kết hợp với hoạt động của lực lượng phản động nội địa để nắm tình hình ta. Ban đêm sử dụng đèn pha, pháo sáng, khí tài nhìn đêm để phát hiện lực lượng ta tiếp cận. Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ có lực lượng ta tiến công, địch sẽ tập trung hỏa lực không quân, pháo binh bắn ngăn chặn, sát thương, phá thế tiến công của ta, đồng thời chủ động làm công tác chuẩn bị tác chiến để sẵn sàng đối phó các cuộc tiến công của ta. Khi phát hiện ta chuẩn bị tiến công địch sử dụng lực lượng ở vòng ngoài bí mật tập kích vào bên sườn đội hình tiến công của ta. Thực tiễn, trong trận tiến công Cứ điểm Đồi Tranh- Quang Thạnh ngày 15 tháng 02 năm 1967. Khi nghi ngờ lực lượng ta tiếp cận, địch đã phái lực lượng tuần tra và phát hiện lấy của ta 2 lượng nổ dài, nhưng không phán đoán được ý định tiến công của ta nên trận đánh
vẫn diễn ra theo kế hoạch đã xác định. Hoặc trong trận tiến công Cứ điểm Ngok Rinh Rua, lúc 17.00 ngày 31 tháng 03 năm 1971 địch sử dụng 6 toán thám báo ra rải mìn và sục sạo xung quanh Cứ điểm. - Khi bị tiến công: lực lượng trong các trận địa phòng ngự dựa vào địa hình, địa vật, công sự trận địa, vật cản, sử dụng hỏa lực của bộ binh, xe tăng, xe thiết giáp, tên lửa chống tăng, kết hợp với hỏa lực của cấp trên chi viện đánh trả ta quyết liệt, nhằm ngăn chặn, sát thương, đẩy lùi tiến công của ta từ bên ngoài tuyến vật cản. Tổ chức phóng rải vật cản nhanh để bịt lấp cửa mở, cơ động binh lực, hỏa khí, xe tăng, xe thiết giáp từ phía sau ra phản kích ở khu vực đầu cầu. Quá trình ta phát triển chiến đấu, địch sử dụng hỏa lực pháo binh, súng cối chề áp vào đội hình xung phong của đổi phương trên các hướng; trực thăng vũ trang địch bắn tiêu diệt sinh lực phía trước và phía sau của ta. Bộ binh (bộ binh cơ thương lực lượng tiền công của ta. giới) địch lợi dụng công sự, xe tăng, xe thiết giáp phát huy hỏa lực ngăn chặn, sát Khi trận địa bị đột nhập, chúng cơ động lực lượng từ phía sau ra kết hợp với lực lượng tại chỗ, sử dụng hoa lực của xe tăng, xe thiết giấp và hỏa lực của cấp trên chi viện để phản kích khôi phục lại trận địa đã mất. Nếu bị uy hiếp mạnh, lực lượng bị tiêu hao lớn, địch co về chiếm giữ địa hình có lợi dựa vào ụ súng, lô cốt, 11 xe tăng, xe thiết giáp tổ chức co cụm chống trả, chờ lực lượng cấp trên đến tăng viện ứng cứu giải tỏa. Thực tiễn, trận tiến công Cứ điểm Đắc Tô, sau 20 phút nỗ súng, Đại đội 2 đã mở được 2 lớp hàng rào, địch đã phát hiện được cửa mở của ta, chúng đã tập trung hoa lực 2 bên sườn bắn ra mãnh liệt, Đại đội 2 không thể tiếp tục mở cửa được, trước tình hình đó tiểu đoàn đã phải nhanh chóng điều ĐKZ, B41 lên tăng cường tiêu diệt hoa điểm địch, sau đó mới tiếp tục mở thông cửa mở. Hoặc trận tiến công Cứ điểm Chư Nghé ngày 19 tháng 9 năm 1973, khi Tiểu đoàn pháo cao xạ 37mm đang cơ động thì bị địch phát hiện dùng máy bay A37 đánh phá. Đồng thời, liên tục trong 2 ngày 20 và ngày 21 tháng 9 năm 1973, địch tổ chức các toán nống ra ngoài cứ điểm, phá thế chuẩn bị tiến công của ta. - Khi có nguy cơ bị thất bại: địch có thể rút chạy khỏi khu vực chiến đấu bằng đường bộ hoặc đường không; sử dụng không quân, pháo binh, tên lửa bắn trùm lên trận địa đã mất để sát thương lực lượng ta. c. Mạnh, yếu - Mạnh: Chiếm giữ địa hình có lợi để cải tạo, xây dựng trận địa phòng ngự vững chắc, kết hợp chặt chẽ giữa hệ thống công sự, hỏa lực, vật cản và cơ động. Sử dụng vũ khí công nghệ cao, hỏa lực mạnh có tầm bắn xa, độ chính xác cao, uy lực sát thương lớn, khả năng đánh phá rộng rãi khi phát hiện các mục tiêu. Sức cơ động cao, khả năng ứng cứu giải tỏa nhanh, dễ tạo nên sự thay đổi nhanh chóng về tương quan lực lượng giữa ta và dịch. Có phương tiện, khí tài trinh sát, quan sát hiện đại, khả năng phát hiện mục tiêu từ xa và có ưu thế về tác chiến điện tử. - Yếu: Trong phòng ngự các mục tiêu tương đối cố định bố trí trong phạm vi nhất định, dễ bị hỏa lực của ta khống chế, khả năng cơ động chi viện khó khăn, dễ bị ta bao vây cô lập, chia cắt và tiến công tiêu diệt. Bị thế trận chiến tranh nhân dân của ta cài xen, phải phân tán lực lượng đối phó; khi bị

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.