Content text LUYỆN ĐỀ THI.docx LỚP 9 PHẦN VN, LX
1 LUYỆN ĐỀ THI BÀI 19. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1917 Câu 1. Cho bảng dữ liệu sau đây về Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897-1914): Lĩnh vực Biện pháp Nông nghiệp Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền nhưng vẫn áp dụng phương thức bóc lột phát canh thu tô… Công nghiệp Tập trung vào khai thác than và kim loại, đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến… Thương nghiệp Hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam được miễn hoặc giảm thuế, hàng hóa nước ngoài bị đánh thuế rất cao, hàng hóa của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Pháp. Giao thông vận tải Xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt, cầu phà, bến cảng, nhà ga… Tài chính Đánh thêm các thuế cũ chồng lên thuế mới, nặng nhất là thuế muối, rượu và thuốc phiện… Từ bảng dữ liệu trên em hãy: - Nhận xét về Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp - Phân tích tác động tích cực và hạn chế của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với nền kinh tế nước ta (1897-1914) Gợi ý trả lời Nhận xét về Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp: - Chương trình khai thác diễn ra toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thương nghiệp, tài chính…. - Thực dân Pháp thực hiện nhiều thủ đoạn khai thác tàn bạo nhằm mục đích vơ vét tối đa sức người và sức của của nhân dân Đông Dương để làm giàu cho tư bản Pháp, khiến nền kinh tế Việt Nam và Đông Dương phát triển què quặt, phụ thuộc vào Pháp; Chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. thực hiện ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hóa đồi truỵ để phục vụ cho chính sách bóc lột về kinh tế và đảm bảo sự thống trị lâu dài của thực dân Pháp ở Việt Nam Phân tích tác động tích cực và hạn chế của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với nước ta (1897-1914) Tác động từ những chính sách đó đối với nền kinh tế Việt Nam * Tích cực: - Du nhập yếu tố kinh tế thị trường TBCN, làm xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới: công nghiệp, thương nghiệp….phá vỡ nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp. - Cơ sở hạ tầng có nhiều thay đổi: xuất hiện các đô thị, các nhà máy, xí nghiệp, các công xưởng, đường sắt, nhà ga… * Hạn chế: - Tài nguyên thiên nhiên bị vơ vét khai thác cùng kiệt. Sức lao động bóc lột khánh kiệt
2 - Kinh tế phát triển không cân đối: Nông nghiệp què quặt, lạc hậu; Công nghiệp chủ yếu là công nghiệp khai thác, chế biến, thiếu vắng công nghiệp nặng.. - Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp Câu 2. Trình bày nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914). Mục đích của chương trình khai thác lần thứ nhất tại Việt Nam là gì? Hãy nêu tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX Gợi ý trả lời Nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914). - Chính trị: Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, đứng đầu là một viên toàn quyền người Pháp. Việt Nam bị chia thành ba kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau, bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối, xây dựng hệ thống pháp luật hà khắc - Kinh tế: - Nông nghiệp: Dùng nhiều thủ đoạn cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền trông lúa và cây công nghiệp - Công nghiệp: Tập trung khai mỏ, xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu của chính quyền thực dân và xuất khẩu kiếm lợi như nhà máy xi măng, điện nước, xay xát…. - Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế. - Giao thông vận tải: Xây dựng đường sá, cầu cống, bến cảng, đường dây điện thoại vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân. + Tài chính: Đánh thuế nặng để giữ độc quyền thị trường Việt Nam, đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế hàng hóa Pháp nhập vào; đánh thuế cao hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam. + Văn hóa, giáo dục: hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa. Pháp duy trì chế độ giáo dục phong kiến, mở trường học đào tạo tay sai bản xứ, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới. Các trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần. Mục đích của chương trình khai thác thuộc địa Nhằm vơ vét tối đa sức người và sức của của nhân dân Đông Dương để làm giàu cho tư bản Pháp, khiến nền kinh tế Việt Nam và Đông Dương phát triển què quặt, phụ thuộc vào Pháp; Chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hóa để phục vụ cho chính sách bóc lột về kinh tế và đảm bảo sự thống trị lâu dài của thực dân Pháp ở Việt Nam Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX - Tác động về chính trị: + Quyền lực nằm trong tay người Pháp.
3 + Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân. - Tác động về kinh tế: + Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến. + Tài nguyên vơi cạn, sức lao động khánh kiệt + Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp. + Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp. - Tác động về xã hội: + Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa: Giai cấp địa chủ mất vai trò giai cấp thống trị, số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp họ đã đã cấu kết với Pháp để bóc lột nông dân, công nhân; Giai cấp nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, phải chịu sưu cao, thuế nặng nên lâm vào tình cảnh bần cùng hóa, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát. + Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân. Trong đó giai cấp công nhân phải lao động cực nhọc trong các đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp, điều kiện sống tồi tàn và nhận những đồng lương rẻ mạt, lại thường xuyên bị đánh đập, cúp phạt - Tác động về văn hóa: + Văn hóa phương Tây (lối sống, trình độ học thức và tư duy,…) du nhập vào Việt Nam + Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…) - Tác động tích cực. + Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt Nam. + Kinh tế VN sản xuất ra nhiều của cải vật chất hơn + Bộ mặt Việt Nam thay đổi…. Câu 3: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp(1897-1914) ở Việt Nam đã làm cho xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX chuyển biến như thế nào? Từ sự chuyển biến đó hãy đánh giá thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp đối với phong trào giải phóng dân tộc. Gợi ý trả lời Những chuyển biến của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX .Đánh giá thái độ chính trị của từng giai cấp,tầng lớp đối với phong trào giải phóng dân tộc. - Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914) đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến. Bên cạnh những giai cấp cũ không ngừng biến động (giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân) là sự ra đời của các giai tầng mới: tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị và giai cấp công nhân. - Giai cấp địa chủ phong kiến: Đầu hàng, làm tay sai cho Pháp, số lượng ngày càng tăng, phân hóa thành hai bộ phận: Một bộ phận cấu kết chặt chẽ với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân nên sẽ là đối tượng cách mạng cần đánh đổ. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị chèn ép nên có tinh thần yêu nước.
4 - Giai cấp nông dân: Chiếm số lượng đông đảo, bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa và có sự phân hóa: Một bộ phận làm tá điền cho địa chủ, một bộ phận ra thành thị kiếm ăn bằng các nghề phụ, một số bỏ đi phu cho các đồn điền Pháp. Dù ở lại nông thôn hay ra thành thị, cuộc sống của người nông dân đều lâm vào cảnh nghèo khổ, không lối thoát. Họ căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp nên có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng hưởng ứng, tham gia vào cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. - Tầng lớp tư sản: Cùng với sự phát triển của đô thị, tầng lớp tư sản xuất hiện. Họ là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng... Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản chèn ép nhưng do bị lệ thuộc, yếu ớt về kinh tế nên họ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống nên chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX. - Tầng lớp tiểu tư sản: Xuất thân từ các chủ xưởng thủ công nhỏ, những công chức cấp thấp như nhà giáo, học sinh, sinh viên... Cuộc sống của họ rất bấp bênh và do có ý thức dân tộc nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX. - Giai cấp công nhân: Công, thương nghiệp thuộc địa phát triển dẫn đến sự hình thành đội ngũ công nhân, lúc đó khoảng 10 vạn người. Phần lớn họ xuất thân từ nông dân không có ruộng đất phải bỏ làng ra các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền làm thuê. Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột sớm nên có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại địa chủ đòi cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm Câu 4. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX? Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau? Gợi ý trả lời - Một số hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu: + Phan Bội Châu (1867 – 1940) từng đỗ đầu kì thi Hương với tinh thần yêu nước ông đã tìm người cùng chỉ hướng để khôi phục được nước Việt Nam. + Tháng 5/1904, Phan Bội Châu lập ra Duy tân hội, với mục đích đấu tranh để lập ra một nước Việt Nam độc lập. + Năm 1905 - 1908, Hội Duy Tân tổ chức phong trào Đông Du, đưa các thanh niên yêu nước sang Nhật Bản học tập, chờ đợi thời cơ chống Pháp. Tháng 3/1909, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Phong trào Đông du tan rã. + Năm 1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Phan Bội Châu cải tổ Duy tân hội thành Việt Nam Quang phục hội với mục đích: Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam - Một số hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh: + Phan Châu Trinh (1872 – 1926) từng đỗ Phó bảng và được bổ dụng một chức quan trong triều đình nhưng sau đó từ quan về quê để hoạt động cứu nước + Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ. Phong trào Duy Tân hoạt động công khai với nhiều hình thức như: lập trường học mới, lập hội buôn hàng nội hoá và xưởng sản xuất, tổ chức diễn thuyết, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu.....