Content text Bilson_Lác.docx
CHƯƠNG V: LÁC
Bài 24: LÁC VÀ RỐI LOẠN VẬN NHÃN MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học viên có thể thực hiện được những nội dung sau: Về kiến thức: 1. Mô tả được giải phẫu và sinh lý vận nhãn 2. Trình bày được các bước trong khám lác - vận nhãn và các khám nghiệm đánh giá một số chức năng; 3. Trình bày được các triệu chứng và dấu hiệu của các hình thái lác cơ năng; 4. Trình bày được các triệu chứng và dấu hiệu của các hình thái lác liệt trong liệt các dây thần kinh số III, IV và VI; 5. Chẩn đoán được các hình thái cơ bản của lác cơ năng; 6. Chẩn đoán được các hình thái cơ bản của lác liệt trong liệt vận nhãn các dây thần kinh số III, IV và VI; 7. Trình bày được các phương pháp điều trị chủ yếu đối với các hình thái cơ bản của lác cơ năng; . 8. Trình bày được các phương pháp điều trị chủ yếu đối với các hình thái cơ bản của lác liệt trong liệt vận nhãn các dây thần kinh số III, IV và VI. Về kỹ năng: 1. Thực hiện được đo độ lác cơ bản (test Hirschberg, phương pháp Krimsky, khám che mắt, khám che mắt có sử dụng lăng kính…); 2. Thực hiện được đánh giá một số chức năng mắt (khám 3 bước Parks- Bielschowsky, đánh giá song thị và đánh giá thị giác 2 mắt bằng kính đỏ-xanh, khám bằng đũa Maddox, khám bằng đũa Maddox kép, sử dụng synotophore…); 3. Thực hiện được nghiệm pháp kéo cơ cưỡng bức (force generation test - FGT);
4. Thực hiện được các kỹ năng a. Kiểm tra khả năng nhìn nổi** b. Tỷ số quy tụ điều tiết/quy tụ (phương pháp heterophoria, phương pháp gradient)** c. Đánh giá tương ứng võng mạc hai mắt 5. Tham gia phụ mổ và thực hiện được các thì sau trong phẫu thuật lác trẻ em: a. Lùi cơ b. Rút ngắn cơ c. Các thủ thuật làm yếu cơ (trong phẫu thuật cắt buông cơ) và làm khỏe cơ ** d. Di thực cơ e. Phẫu thuật lác có chỉnh chỉ f. Test kéo cơ cưỡng bức (FDT) 6. Thực hiện phẫu thuật độc lập một số trường hợp lác đơn giản 7. Theo dõi và xử trí được các tai biến và biến chứng trong và sau phẫu thuật lác (như tụt cơ, thiếu máu bán phần trước, thủng củng mạc…) Về thái độ 1. Tuân thủ nghiêm túc các quy trình khám chữa bệnh của cơ sở thực hành; 2. Tôn trọng quyền của Người bệnhvà gia đình. 3. Tôn trọng văn hóa và các phong tục tập quán vùng miền không ảnh hưởng đến sức khỏe. NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG
Lác là hiện tượng hai mắt không thẳng hàng làm cho trục thị giác của mỗi mắt không đồng thời hướng về phía vật cần nhìn. Hiện tượng không thẳng hàng này có thể chỉ ở một hướng nhìn nào đó hay ở tất cả các hướng nhìn. Phát triển thị giác bình thường hài hòa kết hợp chặt chẽ giữa hệ thống vận động và cảm thụ của mắt. Khi có rối loạn phát triển của một trong hai hệ thống đó thì sẽ gây ra lác. Ở trẻ nhỏ, chức năng thị giác chưa phát triển, lác có thể bị từ ngay sau khi sinh hoặc trong vòng 6 tháng sau sinh (lác bẩm sinh). Lác mắc phải xuất hiện lác sau một bệnh lý tại mắt hay toàn thân. Có hai loại lác gồm lác cơ năng và lác liệt: - Lác cơ năng hay lác đồng hành (khi liếc mắt thì mắt lác luôn di chuyển cùng hướng với mắt lành nên góc lác không thay đổi ở các hướng nhìn khác nhau). Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em, hay kèm theo rối loạn thị giác hai mắt. - Lác liệt hay lác bất đồng hành (khi liếc thì mắt lác không luôn di chuyển đồng hành cùng mắt lành nên góc lác có thể thay đổi ở các hướng nhìn khác nhau). Bệnh hay gặp ở người trưởng thành do liệt thần kinh chi phối một hay nhiều cơ vận nhãn. Ở trẻ em cần phát hiện và điều trị sớm bệnh lác nhằm ngăn ngừa nhược thị và phục hồi chức năng thị giác hai mắt. Điều trị lác ở lứa tuổi lớn thì chỉ có thể đạt được mục đích thẩm mỹ. Điều trị lác là một quá trình đòi hỏi phối hợp rất chặt chẽ giữa thầy thuốc với Người bệnhvà gia đình. Ở nước ta, lác có nhiều tên gọi tuỳ theo vùng, miền hay địa phương như lác, lé, mại, hiếng, lệch mắt… Lác là một bệnh hay gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 2- 4% dân số. Nếu tính cả lác ẩn thì tỷ lệ cao hơn nhiều. Lác nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây rối loạn chức năng thị giác hai mắt, gây giảm thị lực ở mắt lác (khoảng trên 50% trẻ em lác cơ năng bị nhược thị ở một mắt). Lác ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ và cuộc sống của Người bệnh(Gây tâm lý tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng tới học tập và sinh hoạt). Ngoài ra lác còn gây ra một số rối loạn chức