Content text File 4.5.docx
Phần hai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 4. ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ 4.5. KHAI THÁC THẾ MẠNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN Phần I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Các tỉnh nào sau đây thuộc vùng Tây Nguyên? A. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Ninh Thuận. B. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước. C. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. D. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Thuận. Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí của vùng Tây Nguyên? A. Có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và kinh tế. B. Giáp với DHNTB và vùng Đông Nam Bộ. C. Giáp với Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia. D. Giáp với vịnh Thái Lan và vùng ĐBSCL. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí của vùng Tây Nguyên? A. Giáp với vùng Đông Nam Bộ. B. Giáp với vùng ĐBSH. C. Là một trong hai vùng không giáp biển của nước ta. D. Giáp với hai quốc gia là Lào và Cam-pu-chia. Câu 4. Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng là do A. có nhiều cửa khẩu quốc tế thông thương với nước ngoài. B. khối cao nguyên xếp tầng có quan hệ chặt chẽ với khu vực DHNTB. C. án ngữ một vùng trên cao, tiếp giáp với Lào và Cam-pu-chia. D. tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua toàn bộ vùng và nhiều quốc lộ khác. Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân số vùng Tây Nguyên? A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn trung bình cả nước. B. Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn trung bình cả nước. C. Mật độ dân số cao hơn trung bình cả nước. D. Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc như: Ê Đê, Ba Na, Cơ Ho,...
Câu 6. Điều kiện tự nhiên thuận lợi hàng đầu để Tây Nguyên phát triển cây công nghiệp lâu năm là A. đất ba-dan có tầng phong hoá sâu. B. khí hậu cận xích đạo, nhiệt ẩm dồi dào. C. đất fe-ra-lit phân bố trên các cao nguyên xếp tầng. D. đất ba-dan giàu dinh dưỡng, khí hậu cận xích đạo. Câu 7. Điều kiện tự nhiên thuận lợi hàng đầu để Tây Nguyên hình thành được vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là A. đất ba-dan có tầng phong hoá sâu, dễ thoát nước. B. khí hậu cận xích đạo, lượng nhiệt ẩm dồi dào. C. đất ba-dan phân bố tập trung trên các cao nguyên rộng. D. đất ba-dan giàu dinh dưỡng, nguồn nước phong phú. Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không đúng là thuận lợi của khí hậu đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên? A. Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao và theo mùa. B. Mang tính chất cận xích đạo, lượng nhiệt ẩm dồi dào. C. Trồng được cây cận nhiệt nhờ có một mùa đông lạnh. D. Mùa khô thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Câu 9. Điều kiện tự nhiên thuận lợi hàng đầu để Tây Nguyên có cơ cấu cây công nghiệp lâu năm đa dạng là A. đất ba-dan có tầng phong hoá sâu. B. khí hậu mang tính chất cận xích đạo. C. nguồn nước trên mặt khá phong phú. D. khí hậu phân hoá theo độ cao địa hình. Câu 10. Nhân tố tự nhiên gây nhiều khó khăn đối với sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là A. địa hình có sự phân hoá theo độ cao. B. mùa khô sâu sắc và kéo dài. C. chịu ảnh hưởng của bão, sương muối. D. sông ngòi ngắn và dốc.
Câu 11. Mùa khô thường kéo dài khoảng 4 – 5 tháng ở Tây Nguyên có ý nghĩa chủ yếu đối với sản xuất cây công nghiệp lâu năm là A. để phơi sấy, bảo quản nông sản. B. tăng năng suất cây trồng. C. trồng nhiều loại cây khác nhau. D. mở rộng diện tích gieo trồng. Câu 12. Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên là A. khí hậu diễn biến rất thất thường. B. sự phân hoá theo độ cao của khí hậu. C. hiện tượng khô nóng diễn ra quanh năm. D. sự phân hoá theo mùa của khí hậu. Câu 13. Có thể trồng cây công nghiệp cận nhiệt như chè ở Tây Nguyên là do A. có nhiều hồ đảm bảo nước tưới. B. có các cao nguyên cao trên 1 000 m. C. đất ba-dan thích hợp với cây chè. D. ở đây không có gió mùa Đông Bắc. Câu 14. Khó khăn chủ yếu đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên là A. thiếu lao động có kinh nghiệm. B. hệ thống giao thông còn lạc hậu. C. công nghiệp chế biến chưa phát triển. D. thị trường còn nhiều biến động. Câu 15. Khó khăn chủ yếu đối với việc phát triển lâm nghiệp của Tây Nguyên là A. rừng trồng ít có giá trị kinh tế. B. có mùa khô kéo dài sâu sắc. C. tính đa dạng sinh học thấp. D. chủ yếu là xa van, cây bụi. Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng là vai trò của các công trình thuỷ điện ở Tây Nguyên? A. Dự trữ nguồn nước tưới quan trọng cho mùa khô. B. Cung cấp điện cho sản xuất và đời sống. C. Điều hoà khí hậu của vùng và các vùng xung quanh. D. Tạo cảnh quan có giá trị du lịch và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Câu 17. Đặc điểm nào sau đây không đúng là thuận lợi đối với việc phát triển thuỷ điện của Tây Nguyên? A. Trữ năng thuỷ điện đứng đầu cả nước. B. Nhiều hệ thống sông lớn như Sê San, Srê Pôk,...
C. Sông chảy trên các cao nguyên xếp tầng. D. Sông nhiều nước nhờ lượng mưa lớn. Câu 18. Ở Tây Nguyên, có thể xây dựng được các nhà máy thuỷ điện trên một hệ thống sông là nhờ A. mùa mưa kéo dài với lượng nước dồi dào. B. sông chảy trên cao các cao nguyên xếp tầng. C. có diện tích lưu vực sông lớn nhất cả nước. D. trữ năng thuỷ điện đứng hàng đầu cả nước. Câu 19. Khó khăn chủ yếu đối với việc phát triển thuỷ điện của Tây Nguyên là A. phần lớn sông ngắn và nhỏ. B. có mùa khô kéo dài sâu sắc. C. sông chảy trên các cao nguyên. D. độ dốc của lòng sông không lớn. Câu 20. Đặc điểm nào sau đây không đúng về điều kiện phát triển đối với việc khai thác khoáng sản của Tây Nguyên? A. Tài nguyên khoáng sản đa dạng. B. Trữ lượng bộ-xit lớn nhất cả nước. C. Bô-xit có ở Lâm Đồng, Đắk Nông. D. Đang được đầu tư để khai thác. Câu 21. Đặc điểm nào sau đây không đúng về sản xuất cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên? A. Khả năng xuất khẩu nhiều hạn chế. B. Vùng chuyên canh lớn của cả nước. C. Có cơ cấy cây trồng khá đa dạng. D. Ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Câu 22. Đặc điểm nào sau đây không đúng về sản xuất cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên? A. Sản lượng cà phê đứng đầu cả nước. B. Hồ tiêu được trồng nhiều ở Đắk Nông, Đắk Lắk. C. Cao su diện tích thứ hai sau Đông Nam Bộ. D. Chè được trồng phổ biến ở các tỉnh trong vùng.