Content text File 4.6.docx
Phần hai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 4. ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ 4.6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở ĐÔNG NAM BỘ Phần I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Phía tây nam vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp với vùng kinh tế nào sau đây? A. ĐBSCL. B. Tây Nguyên. C. BTB&DHMT. D. DBSH. Câu 2. Vùng kinh tế nào sau đây có nền kinh tế phát triển hàng đầu cả nước? A. ĐBSCL. B. Đông Nam Bộ. C. BTB&DHMT. D. TD&MNBB. Câu 3. TP. Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất cả nước về những phương diện nào sau đây? A. Dịch vụ, khoa học – công nghệ. B. Nông nghiệp, giao lưu quốc tế. C. Công nghiệp, nông nghiệp. D. Công nghiệp thuỷ điện, cây ăn quả. Câu 4. Nhận xét nào sau đây đúng về đặc điểm dân số vùng Đông Nam Bộ? A. Dân số trung bình, mật độ dân số thấp nhất cả nước. B. Dân số đông, tỉ lệ dân số thành thị thấp nhất cả nước. C. Dân số đông, tỉ lệ dân số thành thị cao nhất cả nước. D. Dân số ít, tỉ lệ dân số thành thị cao nhất cả nước. Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng về địa hình và đất của vùng Đông Nam Bộ? A. Địa hình đồi núi thấp, đất phù sa màu mỡ. B. Địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa cổ. C. Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đỏ ba-dan. D. Địa hình mang tính chuyển tiếp, đất đỏ ba-dan. Câu 6. Những loại đất nào sau đây chiếm 40 % tổng diện tích đất tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ? A. Đất đỏ ba-dan, đất phù sa cổ. B. Đất phù sa sông, đất phù sao cổ. C. Đất phù sa sông, đất đỏ ba-dan. D. Đất phù sa cổ, đất cát ven biển. Câu 7. Địa hình và đất của vùng Đông Nam Bộ thuận lợi để phát triển những nhóm cây trồng nào sau đây? A. Cây lương thực, cây công nghiệp lâu năm.
B. Cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm. C. Cây lương thực, cây ăn quả. D. Cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm. Câu 8. Các cây công nghiệp lâu năm được A. cao su, điều, chè. C. cà phê, cao su, dừa. trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ là B. cao su, chè, dừa. D. cao su, điều, hồ tiêu. Câu 9. Khí hậu của vùng Đông Nam Bộ có đặc điểm nào sau đây? A. Nhiệt đới ẩm gió mùa, biên độ nhiệt cao. B. Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa mưa kéo dài. C. Cận xích đạo, nền nhiệt độ cao. D. Cận xích đạo, biên độ nhiệt lớn. Câu 10. Những nguyên nhân nào sau đây gây ra mùa mưa ở vùng Đông Nam Bộ? A. Gió mùa, dải hội tụ nhiệt đới. B. Gió mùa mùa hạ, dải hội tụ nhiệt đới. C. Gió mùa mùa đông, dải hội tụ nhiệt đới. D. Gió Tín phong, dải hội tụ nhiệt đới. Câu 11. Những sông nào sau đây ở vùng Đông Nam Bộ giàu thuỷ năng? A. Sông Đồng Nai, sông Sài Gòn. B. Sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ. C. Sông Sài Gòn, sông Bến Hải. D. Sông Đồng Nai, sông Đà Rằng. Câu 12. Yếu tố tự nhiên nào sau đây gây trở ngại lớn nhất trong phát triển thuỷ điện ở vùng Đông Nam Bộ? A. Địa hình khá bằng phẳng. B. Nằm gần xích đạo. C. Mưa nhiều. D. Mùa khô kéo dài. Câu 13. Các hồ chứa thuỷ lợi và thuỷ điện nào sau đây thuộc vùng Đông Nam Bộ? A. Dầu Tiếng, Xuân Hương. B. Dầu Tiếng, Trị An. C. Trị An, Phù Ninh. D. Trị An, Hồ Lắk. Câu 14. Ở vùng Đông Nam Bộ, loại rừng nào sau đây chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ? A. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. B. Rừng đặc dụng, rừng sản xuất. C. Rừng phòng hộ, rừng ngập mặn. D. Rừng ngập mặn, rừng sản xuất.
Câu 15. Những vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới nào sau đây nằm ở vùng Đông Nam Bộ? A. Cát Tiên, Bù Gia Mập, Cù Lao Chàm. B. Cát Tiên, Bù Gia Mập, Phú Quốc. C. Cát Tiên, Bù Gia Mập, Côn Đảo. D. Cát Tiên, Côn Đảo, Yok Đôn. Câu 16. Các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới ở vùng Đông Nam Bộ có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây? A. Cung cấp gỗ và phòng hộ. B. Môi trường sinh thái và du lịch. C. Khai thác lâm sản, du lịch. D. Môi trường sinh thái và dược liệu. Câu 17. Vùng Đông Nam Bộ có thế mạnh kinh tế biển nổi bật nào sau đây? A. Nghề muối. B. Khai thác dầu khí. C. Nuôi trồng thuỷ sản. D. Du lịch biển. Câu 18. Những mỏ dầu nào sau đây thuộc vùng Đông Nam Bộ? A. Lan Tây, Lan Đỏ. B. Bạch Hổ, Mỏ Rồng. C. Bạch Hổ, Lan Đỏ. D. Lan Tây, Tiền Hải. Câu 19. Những mỏ khí tự nhiên nào sau đây thuộc vùng Đông Nam Bộ? A. Bạch Hổ, Lan Đỏ. B. Bạch Hổ, Mỏ Rồng. C. Lan Tây, Lan Đỏ. D. Lan Tây, Tiền Hải. Câu 20. Nguồn lao động của vùng Đông Nam Bộ có đặc điểm nào sau đây? A. Dồi dào, chủ yếu lao động kĩ thuật rất cao. B. Dồi dào, chủ yếu lao động chưa qua đào tạo. C. Dồi dào, lao động xuất cư đi các vùng kinh tế khác. D. Dồi dào, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo khá cao. Câu 21. Những nguyên nhân nào sau đây làm cho vùng Đông Nam Bộ thu hút đông đảo nguồn lao động có chuyên môn cao? A. Ngành công nghiệp phát triển mạnh, chính sách thu hút lao động. B. Ngành dịch vụ phát triển mạnh, chính sách thu hút lao động. C. Nền kinh tế phát triển hàng đầu, chính sách thu hút nhân tài. D. Nền kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ, nhiều việc làm được tạo mới. Câu 22. Khó khăn tự nhiên nào sau đây là chủ yếu ở Đông Nam Bộ?
A. Ít loại khoáng sản. B. Mùa khô thiếu nước. C. Địa hình trũng thấp. D. Bão, sạt lở bờ biển. Câu 23. Đông Nam Bộ là vùng nhập cư cao, điều đó gây nên khó khăn nào sau đây? A. Tỉ lệ thất nghiệp cao, tệ nạn xã hội. B. Tệ nạn xã hội, sức ép giáo dục. C. Sức ép việc làm, tệ nạn xã hội. D. Sức ép đến nhà ở, cơ sở hạ tầng. Câu 24. Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước ở vùng Đông Nam Bộ? A. Ngành nông nghiệp phát triển, dân số đông. B. Ngành công nghiệp phát triển, dân số đông. C. Ngành dịch vụ phát triển, dân số đông. D. Khai thác dầu khí gây ô nhiễm vùng biển. Câu 25. Đặc điểm nào sau đây đúng với nền kinh tế của vùng Đông Nam Bộ? A. Chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành nông nghiệp. B. Chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành công nghiệp. C. Chiếm tỉ trọng thấp nhất là ngành dịch vụ. D. Nền kinh tế phát triển nhất cả nước. Câu 26. Các ngành kinh tế nào sau đây đóng góp chính vào GRDP của vùng Đông Nam Bộ? A. Nông nghiệp; công nghiệp, xây dựng. B. Nông nghiệp; dịch vụ. C. Công nghiệp, xây dựng; dịch vụ. D. Dịch vụ; giao thông vận tải. Câu 27. Đặc điểm nào sau đây đúng với ngành công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ? A. Luôn chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước, giá trị sản xuất tăng nhanh qua các năm. B. Chiếm tỉ trọng nhỏ nhất cả nước, giá trị sản xuất biến động qua các năm. C. Phát triển hàng đầu cả nước, giá trị sản xuất tăng liên tục qua các năm. D. Phát triển hàng đầu cả nước, giá trị sản xuất giảm liên tục qua các năm. Câu 28. Đặc điểm nào sau đây đúng với cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ? A. Cơ cấu ngành kém đa dạng, dựa trên lợi thế tài nguyên – lao động. B. Cơ cấu ngành tương đối đa dạng, dựa trên lợi thế tài nguyên – lao động. C. Cơ cấu ngành đa dạng, dựa trên lợi thế tài nguyên – lao động. D. Cơ cấu ngành rất đa dạng, dựa trên lợi thế tài nguyên – lao động.