Content text GIẢI ĐỀ SỐ 046 CHUẨN CẤU TRÚC.pdf
GROUP VẬT LÝ PHYSICS KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 ĐỀ THAM KHẢO Môn: VẬT LÍ (Đề thi có ... trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: ......................................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Vật ở thể nào thì có thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén? A. Thể rắn. B. Thể khí. C. Thể lỏng. D. Thể lỏng và thể rắn. Câu 2: Phát biểu nào sau đây về tia γ là sai? A. Tia γ có khả năng đâm xuyên mạnh. B. Tia γ là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn. C. Tia γ là dòng photon có năng lượng cao. D. Tia γ bị lệch trong từ trường. Câu 3: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt lượng và sinh công thì A và Q trong biểu thức ΔU = Q + A phải thỏa mãn điều kiện gì? A. Q < 0, A > 0. B. Q > 0, A < 0. C. Q > 0, A > 0. D. Q < 0, A < 0. Câu 4: Ứng dụng nào sau đây của phóng xạ dựa trên thực tế là một hạt nhân phóng xạ có chu kỳ bán rã không đổi? A. Định tuổi bằng carbon-14. B. Bảo quản thực phẩm. C. Đầu báo khói. D. Máy đo độ dày. Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai về nguyên tử? A. Nguyên tử bao gồm hạt nhân và các electron chuyển động bao quanh hạt nhân. B. Hạt nhân mang điện tích dương. C. Nguyên tử chỉ có hạt nhân, không có electron. D. Nguyên tử bao gồm các hạt: proton, electron, neutron. Câu 6: Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là A. tia X, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại. B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia X, tia tử ngoại. C. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia X. D. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X. Câu 7: Thể tích khí trong ống tiêm kín tăng lên. Nhiệt độ của khí không thay đổi. Sau khi thực hiện sự thay đổi này, điều gì đã xảy ra với các phân tử khí trong ống tiêm? A. Các phân tử di chuyển nhanh hơn. B. Các phân tử di chuyển chậm hơn. C. Các phân tử va vào thành ống tiêm thường xuyên hơn. D. Các phân tử ít va vào thành ống tiêm hơn. Câu 8: Sắp xếp các nội dung sau theo trình tự các bước tiến hành thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước theo công thức cn = UIt mn(T−T0 ) (1) Dùng cân đo khối lượng của nhiệt lượng kế. (2) Đổ nước vào nhiệt lượng kế. (3) Cân khối lượng của nhiệt lượng kế và nước. (4) Mắc nhiệt lượng kế vào nguồn điện, bật công tắc để cho dòng điện chạy vào nhiệt lượng kế, dùng que khuấy khuấy nhẹ nhàng, liên tục để nước trong nhiệt lượng kế nóng đều. (5) Đo nhiệt độ ban đầu T0 của nhiệt lượng kế và nước. A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5). B. (1) → (2) → (3) → (5) → (4). C. (2) → (3) → (1) → (4) → (5). D. (5) → (2) → (3) → (1) → (4). Mã đề thi 046
Câu 9: Cho hai khung dây hình vuông bằng nhau A và B đặt cạnh một dòng điện thẳng dài vô hạn trong mặt phẳng hình vẽ như bên dưới. Hãy so sánh a và b lần lượt là độ lớn từ thông gửi qua các khung dây A và B? A. a > b. B. a = b. C. Không thể so sánh được. D. a < b. Câu 10: Các vật không thể có nhiệt độ thấp hơn A. 5 ∘C B. 100 K C. −250∘C D. −273, 15∘C Câu 11: Trong 24 mol khí hydrogen (H2 ) có bao nhiêu nguyên tử hydro? A. 1, 4.1025 B. 2,89. 1025 C. 2, 05.1022 D. 4.10−23 Câu 12: Cho phản ứng phân hạch hạt nhân 0 1n + 92 235U → Z ARb + 55 137Cs + 4 0 1n. Điện tích của hạt nhân Rb là A. +37 e B. +95 e C. +98 e D. +33 e Câu 13: Truyền nhiệt lượng 390 J cho 150 g chì thì nhiệt độ tăng từ 15∘C đến 35∘C. Nhiệt dung riêng của chì là A. 260 J/(kg. K). B. 130 J/(kg. K). C. 390 J/(kg. K). D. 520 J/(kg. K). Sử dụng các thông tin sau cho Câu 14 và Câu 15: Một dây đồng mang dòng điện 1,2 A có chiều dài 3,0 cm được đặt trong một từ trường đều, như hình minh họa trong hình bên. Lực tác dụng lên dây là 3,8.10−3N khi góc giữa dây và từ trường là 50∘ . Câu 14: Hướng của lực từ tác dụng lên dây sẽ như thế nào? A. Song song và cùng hướng với chiều dòng điện. B. Có chiều hướng vào mặt giấy. C. Song song và ngược hướng với chiều dòng điện. D. Có chiều hướng ra mặt giấy. Câu 15: Độ lớn của cảm ứng từ là bao nhiêu? A. 0,14 T B. 0,11 T C. 1,15. 10−3 T D. 1, 1.10−3 T Câu 16: Ở độ cao 11,5 km nhiệt độ không khí là −56∘C và khối lượng riêng không khí là 0,36 kg m3 . Cho khối lượng mol của không khí là M = 28,8. 10−3 kg mol. Xem không khí ở độ cao này như khí lí tưởng có hằng số R = 8,31 J mol.K . Áp suất của khí quyển ở độ cao này là A. 21,36kPa. B. 22,80kPa. C. 21,64kPa. D. 22,54kPa. Câu 17: Đặt điện áp có đồ thị phụ thuộc thời gian như hình a) vào hai đầu một đoạn mạch điện thì dòng điện trong mạch có cường độ i phụ thuộc thời gian như hình b). So với điện áp u thì dòng điện i biến thiên A. cùng tần số và sớm pha hơn góc π 2 . B. cùng tần số và ngược pha. C. cùng tần số và trễ pha hơn góc π 3 . D. cùng tần số và trễ pha hơn góc π 2 . Câu 18: Ban đầu, một bình chứa oxygen ở nhiệt độ 27∘C và áp suất 106 Pa. Sau khi sử dụng một phần oxygen, khí trong bình có áp suất 7,5.105 Pa và nhiệt độ 15∘C. Phần trăm oxy trong bình đã được sử dụng là A. 72%. B. 78,1%. C. 21,9%. D. 28%. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 1 và Câu 2: Một gia đình sử dụng một bếp từ để nấu chín thực phẩm như nước uống, thịt, cá... Mạng điện gia đình sử dụng là mạng điện xoay chiều. Dòng điện xoay chiều sau khi được cấp cho bếp điện sẽ đi qua bộ dao động điện từ cao tần, thành phần tạo ra dao động điện cao tần trong mâm nhiệt là một “con” thyristor. Câu 1: Khi bếp từ hoạt động bình thường, nhận xét nào sau đây là đúng và nhận xét nào là sai? a) Bếp từ là ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ. b) Cuộn dây bếp từ tạo ra từ trường biến thiên. c) Đáy nồi là nơi xuất hiện dòng điện cảm ứng. d) Dòng điện cảm ứng sinh ra trong đáy nồi là dòng điện tự cảm. Câu 2: Trong bữa ăn tối một gia đình dùng bếp từ này để chiên một lát thịt sườn khối lượng 250 gam. Giả sử lượng nước trong lát thịt chiếm 70% tổng khối lượng. Biết rằng lát thịt chín khi 40% khối lượng nước bay hơi. Hiệu suất của bếp từ là 80%. Công suất điện của bếp là 1200W. Vì nước chứa trong lát thịt có tốc độ bay hơi thấp, nhiệt hóa hơi riêng của nước trong lát thịt ở nhiệt độ bề mặt chảo nóng là 13,8.106 J/kg. a) Khối lượng nước trong lát thịt là 0,25 kg. b) Nhiệt lượng để nấu chín lát thịt là 0,966 MJ. c) Điện năng của bếp cung cấp để nấu chín lát thịt xấp xỉ 1,2 MJ. d) Thời gian để nấu chín lát thịt gần đúng 17 phút. Câu 3: Một học sinh đã sử dụng thiết bị được thể hiện trong hình H1 để tiến hành thí nghiệm nhằm "khám phá định luật biến đổi đẳng nhiệt của chất khí". a) Để đảm bảo độ kín của khí bên trong, học sinh cần tra dầu bôi trơn giữa piston và thành xilanh. b) Khi đẩy và kéo piston, cần giữ thân xilanh bằng tay để nó chắc chắn hơn. c) Với cùng lượng khí, học sinh tiến hành thí nghiệm ở hai nhiệt độ là T1 và T2, với T1 < T2 thì đồ thị p − 1 V thu được như ở hình H2. d) Nếu có rò rỉ khí chậm khi nén khí trong một thí nghiệm nào đó thì đồ thị p − 1 V thu được có thể là đường (2) trong hình H3. Câu 4: Thành phần sữa bò có chứa potassium với nồng độ 2 g/l. Trong đó, có 0,0117% là đồng vị phóng xạ potassium 19 40K với chu kì bán rã là 1,25.109 năm. Sau tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vào năm 1986, người ta thấy có các đồng vị phóng xạ 53 131I trong khí quyển. Mưa sẽ làm ô nhiễm đồng vị phóng xạ này vào cỏ và chuyển vào sữa bò. Người ta đo được độ phóng xạ của 53 131I trong sữa bò ở Ba Lan lúc đó là 2 kBq/l. Biết chu kì bán rã của 53 131I là 8,02 ngày. a) Độ phóng xạ 1 lít sữa bò do potassium là 61,9 Bq. b) Đồng vị 53 131I sẽ phân rã chậm hơn đồng vị 19 40K. c) Độ phóng xạ 2 kBq/lít của 53 131I trong sữa bò có nghĩa là mỗi giây có 2000 hạt nhân của đồng vị này phân rã trong 1 lít sữa. d) Xét trong 1 lít sữa bò, thời gian để độ phóng xạ trong sữa bò do 53 131I giảm xuống bằng độ phóng xạ do 19 40K là 30,4 ngày.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Một khối khí lí tưởng có động năng tịnh tiến trung bình phân tử là 7,452. 10−21 J. Nhiệt độ của khối khí khi đó là bao nhiêu K (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)? Câu 2: Uranium-235 đã tồn tại trong quá trình hình thành Trái Đất. Ngày nay, người ta phát hiện rằng chỉ còn 1,1% lượng uranium-235 ban đầu tồn tại trong các mẫu đá cổ. Chu kỳ bán rã của uranium- 235 là 7.108 năm. Hãy tính toán tuổi của Trái Đất được suy ra từ dữ liệu này (đơn vị tỉ năm). (Làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm). Câu 3: Sau khi tập luyện cường độ cao, nhiệt độ cơ thể của một người nặng 80 kg là 40∘C. Người đó phải truyền nhiệt ra môi trường với công suất bằng bao nhiêu W để giảm nhiệt độ cơ thể xuống 37∘C trong 30 phút, giả sử cơ thể vẫn tiếp tục sinh nhiệt với tốc độ 150 W? Biết nhiệt dung riêng của cơ thể người là 3500 J/kg∘C. (Làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị) Câu 4: Một ống thủy tinh đặt thẳng đứng có cột thủy ngân dài 15 cm bịt kín một lượng khí lí tưởng bên trong ống, như hình bên. Lúc này, nhiệt độ của khí là 27∘C. Biết áp suất khí quyển là 75 cmHg. Khi nhiệt độ của khí tăng lên 30∘C thì cần phải bơm một lượng thủy ngân dài bao nhiêu cm vào ống để giữ cho thể tích của khí trong bình không đổi? Sử dụng các thông tin sau cho Câu 5 và Câu 6: Một hệ thống truyền tải điện như hình vẽ. Điện áp hiệu dụng ở nhà máy phát điện là U1 = 100 V. Điện áp trước khi được đưa lên đường dây truyền tải được đưa vào một máy tăng áp có số vòng dây cuộn sơ cấp là 20 và cuộn thứ cấp là 250. Câu 5: Điện áp hiệu dụng đầu ra của máy tăng áp có giá trị? (Làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị) Câu 6: Khoảng cách truyền tải là 50 km, dây truyền tải có điện trở suất ρ = 1,7. 10−8 (Ωm), tiết diện dây hình tròn có đường kính 4 cm. Hiệu suất truyền tải là 95%. Coi điện áp và cường độ dòng điện luôn cùng pha. Công suất hao phí trên đường dây bằng bao nhiêu kW? (Làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm)