Content text KNTT_K12_Bài 6_Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (BT ĐÚNG-SAI).doc
Trang 1/10 - Mã đề thi 357 Câu 1: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm pháp lý khi chủ động A. bài trừ quyền tự do tính ngưỡng. B. làm trái thỏa ước lao động tập thể. C. tham gia bảo vệ an ninh quốc gia. D. tuyển dụng lao động trực tuyến Câu 2: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp? A. Sản xuất hàng giả để thu lợi ích. B. Khuyến mại hàng kém chất lượng. C. Sản xuất hàng hóa giá cả hợp lý. D. Giới thiệu sai chất lượng sản phẩm. Câu 3: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh? A. Nâng cao đời sống vật chất nhân dân. B. Thực hiện chính sách, giảm nghèo. C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định. D. Thực hiện chính sách an sinh xã hội. Câu 4: Đối với doanh nghiệp, nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? A. Tăng lợi thế và khả năng cạnh tranh. B. Góp phần bảo vệ môi trường sống. C. Giúp ổn định cuộc sống cộng đồng. D. Hỗ trợ cộng đồng vượt qua khó khăn Câu 5: Theo quy định của pháp luật, khi tiến hành kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện nghĩa vụ tuân thủ pháp luật về môi trường là đã thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở hình thức nào dưới đây? A. Trách nhiệm kinh tế. B. Trách nhiệm pháp lý. C. Trách nhiệm kinh doanh. D. Trách nhiệm từ thiện. Câu 6: Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? A. Bảo vệ môi trường sống. B. Tránh rủi ro và khủng hoảng. C. Gây thiệt hại người tiêu dùng. D. Tăng năng suất lao động. Câu 7: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận, tạo ra việc làm có mức lương tương xứng là thể hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? A. Nhân văn. B. Đạo đức. C. Pháp lý. D. Kinh tế. Câu 8: Việc các chủ thể kinh tế thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình khi kinh doanh sẽ đem lại lợi ích nào dưới đây đối với sự phát triển bền vững? A. Bảo vệ bất bình đẳng xã hội. B. Bảo vệ môi trường sống. C. Gây rối loạn thị trường. D. Cạnh tranh không lành mạnh. Câu 9: Tạo việc làm, thu nhập và cơ hội phát triển cho người lao động, cung ứng nhiều sản phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng là thể hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? A. Đạo đức. B. Nhân văn. C. Kinh tế. D. Pháp lý. Câu 10: Việc doanh doanh thực hiện tốt những chính sách và việc làm cụ thể nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước là thể hiện nội dung nào dưới đây của doanh nghiệp? A. Trách nhiệm tiêu dùng. B. Trách nhiệm sản xuất. C. Trách nhiệm xã hội. D. Trách nhiệm phân phối. Câu 11: Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ đem lại lợi ích nào dưới đây đối với doanh nghiệp? A. Xây dựng thương hiệu tích cực. B. Giảm khả năng cạnh tranh. C. Được nhà nước hỗ trợ thuế. D. Thúc đẩy nguy cơ phá sản. Câu 12: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp? A. Tạo việc làm hợp pháp cho công nhân. B. Gian lận chế độ của người lao động. C. Kìm hãm người lao động phát triển. D. Hỗ trợ công nhân vi phạm pháp luật.
Trang 2/10 - Mã đề thi 357 Câu 13: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, giám đốc công ty M luôn luôn chỉ đạo nhân viên phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng, an toàn là đã góp phần thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở hình thức nào dưới đây? A. Trách nhiệm pháp lý. B. Trách nhiệm đạo đức. C. Trách nhiệm kinh tế. D. Trách nhiệm nhân văn. Câu 14: Công dân hoàn thiện đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật trước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh là đã thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở hình thức nào dưới đây? A. Trách nhiệm pháp lý. B. Trách nhiệm kinh doanh. C. Trách nhiệm nhân văn. D. Trách nhiệm từ thiện. Câu 15: Bên cạnh việc phát triển sản xuất, các doanh nghiệp tích cực tham gia các hoạt động từ thiện là đã thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của doanh nghiệp? A. Trách nhiệm pháp lý. B. Trách nhiệm nhân văn. C. Trách nhiệm sản xuất. D. Trách nhiệm kinh tế. Câu 16: Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với xã hội? A. Giúp ổn định cuộc sống cộng đồng. B. Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. C. Góp phần bảo vệ môi trường sống. D. Hỗ trợ giải quyết những khó khăn của cộng đồng. Câu 17: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm nhân văn của doanh nghiệp? A. Từ chối bảo vệ người tiêu dùng. B. Ủng hộ quỹ nhân đạo. C. Chấp hành việc bảo vệ môi trường. D. Tuân thủ nghĩa vụ thuế. Câu 18: Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp? A. Góp phần bảo vệ môi trường sống. B. Hỗ trợ giải quyết những khó khăn của cộng đồng. C. Nâng cao thương hiệu và uy tín doanh nghiệp. D. Giúp ổn định cuộc sống cộng đồng. Câu 19: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm pháp lý khi chủ động A. nhập khẩu nguyên liệu tự nhiên, B. kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký. C. tham gia xây nhà tình nghĩa, D. tuyển dụng chuyên gia cao cấp. Câu 20: Tuân thủ các quy định về thuế, bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng… thể hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? A. Pháp lý. B. Kinh tế. C. Đạo đức. D. Nhân văn. Câu 21: Khi đại dịch Covid 19 bùng phát, doanh nghiệp HD đã trích quỹ để ủng hộ Quỹ vacxin của chính phủ, việc làm này thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở hình thức nào dưới đây? A. Trách nhiệm nhân văn. B. Trách nhiệm đạo đức. C. Trách nhiệm pháp lý. D. Trách nhiệm kinh tế. Câu 22: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà doanh nghiệp thực hiện đối với A. cá nhân. B. gia đình. C. xã hội. D. địa phương. Câu 23: Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp thể hiện ở nội dung nào dưới đây? A. Không thực hiện đăng ký kinh doanh. B. Kinh doanh mặt hàng không đăng ký. C. Kinh doanh trước rồi đăng ký sau. D. Kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký.
Trang 3/10 - Mã đề thi 357 Câu 24: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh? A. Xâm phạm lợi ích khách hàng. B. Bảo vệ lợi ích khách hàng. C. Trung thực trong sản xuất. D. Giữ chữ tín với khách hàng. Câu 25: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về mặt đạo đức không thể hiện ở việc mọi doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh đều phải A. thực hiện tốt đạo đức kinh doanh. B. từ chối đăng ký kinh doanh. C. sản xuất sản phẩm an toàn. D. đối xử công bằng với nhân viên. Câu 26: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp? A. Xả thải chưa qua xử lý ra môi trường. B. Tàn phá tài nguyên để thu lợi nhuận. C. Đầu cơ tích trữ hàng hóa. D. Tiết kiệm chi phí sản xuất. Câu 27: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm trách nhiệm A. tự nguyện và tự giác. B. tự nguyện và bắt buộc. C. bắt buộc và tự giác. D. bắt buộc và cưỡng chế. Câu 28: Công dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng khi tiến hành kinh doanh là đã thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở hình thức nào dưới đây? A. Trách nhiệm nhân văn. B. Trách nhiệm từ thiện. C. Trách nhiệm pháp lý. D. Trách nhiệm kinh doanh. Câu 29: Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, dịch vụ hữu ích; không gây hại cho xã hội và môi trường, thể hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? A. Nhân văn. B. Đạo đức. C. Pháp lý. D. Kinh tế. Câu 30: Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với xã hội? A. Nâng cao chất lượng sản phẩm của mình . B. Góp phần thúc đẩy phát triển bền vững đất nước. C. Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. D. Giảm chi phí, tăng năng suất lao động trong sản xuất. Câu 31: Công dân kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở hình thức nào dưới đây? A. Trách nhiệm kinh doanh. B. Trách nhiệm pháp lý. C. Trách nhiệm từ thiện. D. Trách nhiệm kinh tế. Câu 32: Theo quy định của pháp luật, một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về mặt pháp lý thể hiện ở việc mọi doanh nghiệp đều phải A. nộp thuế đầy đủ theo quy định. B. chủ động mở rộng sản xuất. C. tích cực tìm kiếm khách hàng. D. hợp lý hóa quá trình sản xuất. Câu 33: Tuân thủ các quy định về quan hệ cạnh tranh lành mạnh, quan hệ lao động công bằng, bình đẳng là thể hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? A. Đạo đức. B. Pháp lý. C. Kinh tế. D. Nhân văn. Câu 34: Doanh nghiệp đóng góp quỹ an sinh xã hội, quỹ xóa đói giảm nghèo là thể hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? A. Đạo đức. B. Nhân văn. C. Pháp lý. D. Kinh tế. Câu 35: Tuân thủ các quy định về kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế là thể hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? A. Nhân văn. B. Đạo đức. C. Pháp lý. D. Kinh tế. Câu 36: Đối với nhân viên của mình, việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp? A. Cải thiện môi trường lao động. B. Tăng giờ làm trái quy định. C. Cải thiện chính sách thuế. D. Thực hiện sai hợp đồng đã ký.
Trang 4/10 - Mã đề thi 357 Câu 37: Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? A. Tăng khả năng cạnh tranh. B. Thúc đẩy phát triển bền vững. C. Giảm nguồn thu ngân sách. D. Tạo dựng niềm tin với khách hàng. Câu 38: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm pháp lý khi chủ động A. xóa bỏ hiện tượng đầu cơ. B. tuân thủ pháp luật về môi trường. C. san bằng tỉ lệ thất nghiệp. D. tuyển dụng nhân sự trực tuyến. Câu 39: Một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về mặt đạo đức thể hiện ở việc mọi doanh nghiệp đều phải A. sản xuất hàng hóa kém chất lượng. B. thực hiện cạnh tranh lành mạnh. C. sử dụng chất cấm để chế biến. D. đăng ký kinh doanh theo pháp luật. Câu 40: Việc các chủ thể kinh tế luôn giữ gìn sự trung thực về sản phẩm của mình đã cam kết là thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của doanh nghiệp? A. Trách nhiệm phân phối. B. Trách nhiệm sản xuất. C. Trách nhiệm đạo đức. D. Trách nhiệm tiêu dùng. Câu 41: Một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về mặt đạo đức thể hiện ở việc mọi doanh nghiệp đều phải đối xử A. công bằng với đối tác kinh doanh. B. công bằng với mọi nhân viên. C. bất công với người lao động. D. phân biệt với người làm thuê. Câu 42: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh? A. Quảng cáo sai sự thật về hàng hoá. B. Khai thác trái phép tài nguyên. C. Xả thải chưa xử lí ra môi trường. D. Trả lương đúng hạn cho nhân viên. Câu 43: Việc doanh nghiệp H tìm các giải pháp để mở rộng sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm cho người lao động và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp là đã thực hiện trách nhiệm nào dưới đây? A. Trách nhiệm pháp lý. B. Trách nhiệm kinh tế. C. Trách nhiệm đạo đức. D. Trách nhiệm nhân văn. Câu 44: Trách nhiệm kinh tế của các doanh nghiệp không thể hiện ở việc mỗi chủ thể kinh tế vì mục tiêu lợi nhuận đã A. đảm bảo lợi ích người tiêu dùng. B. nâng cao năng xuất lao động. C. đầu cơ tích trữ nhiều hàng hóa. D. gia tăng phúc lợi cho công nhân. Câu 45: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp? A. Sản xuất hàng giả thu lợi nhuận. B. Tạo nhiều việc làm mới cho xã hội. C. Chăm lo lợi ích người lao động. D. Sản xuất hàng hóa đạt tiêu chuẩn. Câu 46: Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần mang lại ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi quốc gia? A. Gia tăng khủng hoảng. B. Phát triển bền vững. C. Lạm phát bất ổn. D. Thất nghiệp gia tăng. Câu 47: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh? A. Bảo vệ thương hiệu. B. Sản xuất hàng quốc cấm. C. Cải tiến kĩ thuật sản xuất. D. Bảo vệ môi trường. Câu 48: Trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp thể hiện ở việc, các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh đã tuân thủ các quy định của pháp luật về A. bảo vệ người lao động. B. bảo vệ hành vi tiêu cực. C. bảo vệ người vi phạm. D. bảo vệ hành vi trốn thuế.