Content text Lớp 11. Đề thi cuối kì 1 (đề số 2) - FORM MỚI.Image.Marked.pdf
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: .......................................................... Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, S = 32, Fe = 56. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Sự điện li là quá trình A. phân li các chất khi tan trong nước thành các phân tử nhỏ hơn. B. hòa tan các chất trong nước. C. phân li các chất khi tan trong nước thành các ion. D. phân li các chất khi tan trong nước thành các chất đơn giản. Câu 2. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng A. xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện.. B. xảy ra hoàn toàn. C. xảy ra chậm. D. luôn có nồng độ chất phản ứng bằng nồng độ sản phẩm. Câu 3. Cho cân bằng hóa học sau: N2 (g) + 3H2 (g) 2NH3 (g) o r 298 H < 0. Tổng số mol của hỗn hợp khí khi hệ đạt cân bằng ở nhiệt độ 400oC và 500oC là lượt là x và y. Mối quan hệ giữa x và y là A. x > y. B. x = y. C. x < y. D. 5x = 4y. Câu 4. Ở điều kiện thường, sulfur tồn tại ở dạng tinh thể, được tạo nên từ các phân tử sulfur. Số nguyên tử trong mỗi phân tử sulfur là A. 2 . B. 4 . C. 6 . D. 8. Câu 5. Trong khí quyển, tỉ lệ thể tích nitrogen chiếm khoảng? A. 78%. B. 21%. C. 80%. D. 20%. Câu 6. Nitric acid thường được sử dụng để phá mẫu quặng trong việc nghiên cứu, xác định hàm lượng các kim loại trong quặng do có A. tính oxi hoá mạnh. B. tính khử. C. tính acid mạnh. D. tính khử và tính axit mạnh. Câu 7. Tính base của ammonia được thể hiện qua phản ứng nào sau đây? A. NH3 + HCl → NH4Cl. B. 4NH3 + 3O2 o ⎯⎯→t 2N2 + 6H2O. C. 4NH3 + 5O2 o t ⎯⎯→Pt 4NO + 6H2O. D. 2NH3 + 3CuO o ⎯⎯→t 3Cu + 2N2↑ + 3H2O. Câu 8. Mưa acid là hiện tượng nước mưa có lẫn các hạt acid làm cho nước mưa có độ pH nhỏ hơn 5. Mưa acid gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, cây trồng và cả sức khỏe con người. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng mưa acid là do khí SO2 và khí X đã gây ô nhiễm không khí. Khí X là A. N2. B. NH3. C. CO2. D. NO2. Câu 9. Khi trộn dung dịch Na SO2 4 với dung dịch BaCl2 , phản úng thực chất xảy ra trong dung dịch là A. 2 2 Ba SO BaSO 4 4 + − + → . B. Na Cl NaCl + − + → . C. 2 Ba Na SO BaSO 2Na 2 4 4 + + + → + . D. 2 BaCl SO BaSO 2Cl 2 4 4 − − + → + . Câu 10. Chất nào sau đây không bay hơi ở điều kiện thường? A. H O2 . B. HNO3 . C. NH3 . D. H SO2 4 . Câu 11. Trong quá trình trồng trột, người nông dân được khuyến cáo không bón vôi sống (thành phần chính là CaO ) cùng với phân đạm ammonium. Nguyên nhân của khuyến cáo này là A. thất thoát đạm vì giải phóng ammonia. B. tạo thành hỗn hợp gây cháy nổ. Mã đề thi: 222
C. tạo acid làm ảnh hưởng tới cây trồng. D. làm tăng độ chua của đất. Câu 12. Hợp chất nào sau đây là dẫn xuất của hydrocarbon? A. CH4. B. CH3OH . C. C6H6 . D. C2H2. Câu 13. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Liên kết hóa học chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. B. Các hợp chất hữu cơ thường khó bay hơi, bền với nhiệt và khó cháy. C. Phần lớn các hợp chất hữu cơ không tan trong nước, nhưng tan trong dung môi hữu cơ. D. Phản ứng hóa học của hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau. Câu 14. Việc tách các chất ra khỏi nhau bằng phương pháp sắc kí dựa trên đặc tính nào sau đây của chất? A. Phân tử khối. B. Nhiệt độ sôi. C. Khả năng hấp phụ và hoà tan. D. Nhiệt độ nóng chảy. Câu 15. Ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ phần bã, lấy dung dịch đem cô để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng. Từ mô tả ở trên, hãy cho biết, người ta đã sử dụng các kĩ thuật tinh chế nào để lấy được curcumin từ củ nghệ. A. Chiết, chưng cất và kết tinh. B. Chiết và kết tinh. C. Chưng chất và kết tinh. D. Chưng cất, kết tinh và sắc kí. Câu 16. Chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. Phân tử khối của X được xác định thông qua phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất bằng 60. Công thức phân tử của X là A. C2H4O. B. C2H4O2. C. C3H6O2. D. C3H6O3. Câu 17. Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là hiện tượng A. đồng phân. B. đồng vị. C. đồng đẳng. D. đồng khối. Câu 18. Cho các chất sau: CH3-O-CH3 (1); C2H5OH (2); CH3CH2CH2OH (3); CH3CH(OH)CH3 (4); CH3CH(OH)CH2CH3 (5); CH3-OH (6). Cho biết các cặp chất là đồng phân của nhau? A. (1) và (3); (2) và (5). B. (1) và (2); (3) và (4). C. (1) và (4); (3) và (5). D. (1) và (5); (2) và (4). PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho phản ứng thuận nghịch: 2NO(g) + O2(g) 2NO2(g). Nghiên cứu phản ứng với thành phần ban đầu chỉ có NO và O2, đường cong biểu diễn sự thay đổi nồng độ các chất theo thời gian phản ứng như sau: a. Đường (1) là nồng độ NO, đường (2) là nồng độ O2 và đường (3) là nồng độ NO2. b. Hằng số cân bằng nồng độ của phản ứng là KC = 7,2. c. Phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng tại thời điểm t1. d. Tỉ lệ nồng độ của NO và O2 không thay đổi trong quá trình phản ứng. Câu 2. Sulfur dioxide là một trong các khí gây ô nhiễm môi trường và gây ra nhiều tác hại. a. Nguồn phát sinh SO2 do núi lửa phun trào, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và khí thải do các phương tiện giao thông. b. Khí SO2 là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính. c. Khí SO2 là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường và viêm đường hô hấp ở người, ...
d. Để giảm thải SO2 vào khí quyển cần xử lí khí thải công nghiệp và sử dụng các nhiên liệu sinh học và năng lượng tái tạo thay cho nhiên liệu hóa thạch. Câu 3. Sulfuric acid là một trong những hoá chất quan trọng nhất được sử dụng trong công nghiệp; được sản xuất hàng trăm triệu tấn mỗi năm, chiếm nhiều nhất trong ngành công nghiệp hoá chất. Phương pháp sản xuất sulfuric acid phổ biến nhất là phương pháp tiếp xúc, theo đó acid có thể được điều chế qua các giai đoạn sau: (1) FeS2(s) + O2(g) o ⎯⎯→t Fe2O3(s) + SO2(g) (2) SO2(g) + O2(s) o 2 5 450 C, V O SO3(g) ; o r 298 H = –196 kJ (3) H2SO4(aq) + SO3(g) ⎯⎯→ H2SO4.nSO3(l) (4) H2SO4.nSO3(l) + H2O(l) ⎯⎯→ H2SO4(aq) a. Có ba phản ứng oxi hóa – khử đã xảy ra trong các giai đoạn sản xuất sulfuric acid trên. b. Để làm tăng hiệu suất tổng hợp SO3 ở phản ứng (2) cần tăng nhiệt độ của phản ứng trên 450oC. c. Ở phản ứng (3), có thể dùng nước hấp thụ trực tiếp SO3 để tạo thành H2SO4 với nồng độ cao. d. Để sản xuất được 1 tấn dung dịch H2SO4 98% cần 1 tấn quặng pyrite chứa 75% FeS2. Biết hiệu suất của cả quá trình điều chế đạt 80% và các tạp chất trong quặng không chứa sulfur. Câu 4. Một học sinh tiến hành tổng hợp isoamyl acetate (thành phần chính của dầu chuối) từ acetic acid và isoamyl alcohol theo phương trình hóa học sau: Sau thí nghiệm, tiến hành phân tách sản phẩm. Ghi phổ hồng ngoại của acetic acid, isoamyl alcohol và isoamyl acetate. Cho biết số sóng hấp thụ đặc trưng của một số liên kết trên phổ hồng như sau: Liên kết O H− (alcohol) O H− (carboxylic acid) C O= (ester, carboxylic acid) Số sóng (cm–1 ) 3650 3200 − 3300 2500 − 1780 1650 − a. Có ba chất hữu cơ trong phản ứng hóa học trên. b. Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ ở 1 1750 cm− mà không có số sóng hấp thụ đặc trưng của liên kết O H− là phổ của isoamyl acetate. c. Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ ở 1 3350 cm− là phổ của isoamyl alcohol. d. Dựa vào phổ hồng ngoại, phân biệt được acetic acid, isoamyl alcohol và isoamyl acetate. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ trong các chất sau đây có mạch carbon phân nhánh? Câu 2. pH của dung dịch thu được sau khi trộn 40 mL dung dịch HCl 0,5 M với 60 mL dung dịch NaOH 0,5 M bằng bao nhiêu? Câu 3. Cho các chất: Cu, Fe(OH)2, S, Fe3O4, BaCl2, NaHCO3 lần lượt vào H2SO4 đặc, nóng. Có bao nhiêu trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa - khử? Câu 4. Phương pháp tách biệt và tinh chế nào sau đây đúng với cách làm? (1) Quá trình làm muối ăn từ nước biển hay làm đường phèn từ nước mía là phương pháp kết tinh. (2) Nấu rượu sau khi ủ men rượu từ nguyên liệu như tinh bột hay xenlulozơ là phương pháp chưng cất. (3) Tách lấy tinh dầu từ hỗn hợp gồm tinh dầu sả nổi trên lớp nước là phương pháp chiết. (4) Làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) là phương pháp kết tinh.
Liệt kê đáp án theo số thứ tự tăng dần (ví dụ: 124, 24,...). Câu 5. Camphor có trong cây long não là một chất rắn kết tinh màu trắng hay trong suốt giống như sáp với mùi thơm đặc trưng, thường dùng trong y học. Phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong camphor lần lượt là 78,94% carbon, 10,53% hydrogen và 10,53% oxygen. Cho phổ khối lượng của camphor như hình dưới đây: Tổng số nguyên tử có trong phân tử camphor là bao nhiêu? Câu 6. Sulfur dioxide là một trong các tác nhân gây mưa acid, phát thải chủ yếu từ các quá trình đốt cháy nhiên liệu như than đá, xăng, dầu,... Một nhà máy nhiệt điện than sử dụng hết 1200 tấn than đá/ngày, có thành phần chứa 1% sulfur về khối lượng để làm nhiên liệu. Biết chỉ có 80% sulfur chuyển hóa thành sulfur dioxide. Thể tích khí SO2 (đkc) tối đa tạo ra khuếch tán vào khí quyển là bao nhiêu m3 ? ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.