Content text Chủ đề 6. Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc.docx
A. Sự ủng hộ, giúp đỡ vật chất và tinh thần của phe xã hội chủ nghĩa. B. Thắng lợi của phe Đồng minh trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít. C. Vai trò lãnh đạo sáng suốt, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. D. Tinh thần yêu nước, đoàn kết trong đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải lí do Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương phát động tổng khởi nghĩa vào tháng 8-1945 ở Việt Nam? A. Quá trình chuẩn bị về đường lối và lực lượng cách mạng đã chu đáo. B. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện. C. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ. D. Phe xã hội chủ nghĩa viện trợ vũ khí, kinh tế cho Việt Nam khởi nghĩa. Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Sự giúp đỡ, ủng hộ về vật chất và tinh thần của Liên Xô và Đông Âu. B. Sự trưởng thành trong chiến đấu của lực lượng vũ trang ba thứ quân. C. Quá trình chuẩn bị chu đáo, đầy đủ của Đảng Cộng sản Đông Dương. D. Có sự kết hợp sáng tạo giữa cuộc tổng khởi nghĩa và tổng công kích. Câu 14. Một trong những nét độc đáo về nghệ thuật giành chính quyền trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ba thứ quân. B. quá trình giành chính quyền diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu. C. đồng loạt Tổng khởi nghĩa và tổng công kích trên toàn quốc. D. tiến hành Tổng khởi nghĩa ngay khi quân Nhật đảo chính Pháp. Câu 15. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa lịch sử nào sau đây? A. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam. B. Mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và phát triển dưới chế độ cộng hoà. C. Xoá bỏ hoàn toàn mọi tàn tích của chế độ phong kiến ở Việt Nam. D. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam. Câu 16. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân dẫn tới cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu trên phạm vi cả nước? A. Kẻ thù chính của cách mạng là quân phiệt Nhật Bản đã đầu hàng. B. Lực lượng Đồng minh đưa quân đội vào giúp đỡ cách mạng Việt Nam.
C. Lực lượng cách mạng đã chuẩn bị chu đáo trên các địa bàn toàn quốc. D. Các thế lực phản cách mạng đã bị đánh đổ trên phạm vi cả nước. Câu 17. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân đưa tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong năm 1945? A. Truyền thống dân tộc được Đảng phát huy trong mọi hoàn cảnh. B. Sự viện trợ của Liên Xô và lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới. C. Tinh thần đoàn kết của nhân dân Đông Nam Á trong mặt trận chung. D. Cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc, đem lại thời cơ cho cách mạng. Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa lịch sử về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trên thế giới. B. Mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam. C. Pháp phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. D. Mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc – kỉ nguyên độc lập, tự do. Câu 19. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân đưa tới thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Xây dựng được thế trận toàn dân, phát triển lực lượng ở cả nông thôn và thành thị. B. Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, kết hợp sức mạnh của lực lượng chính trị. C. Xây dựng khối đại đoàn kết quốc tế, phát huy sự giúp đỡ của phe xã hội chủ nghĩa. D. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt. Câu 20. Thời cơ “ngàn năm có một” trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam tồn tại trong khoảng thời gian nào sau đây? A. Tính từ khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản đến khi Nhật Bản đầu hàng. B. Tính từ khi phát xít Đức đầu hàng đến khi Chiến tranh thế giới kết thúc ở châu Á. C. Tính từ khi Nhật Bản đầu hàng đến khi quân Đồng minh tiến vào Đông Dương. D. Tính từ khi phát xít Đức đầu hàng đến khi Hồng quân Liên Xô tấn công quân Nhật. Câu 21. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương đã kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sức mạnh thời đại được hiểu là sức mạnh của A. sự viện trợ từ Liên Xô và Trung Quốc. B. quân Đồng minh chiến thắng phát xít. C. các mặt trận đoàn kết của dân tộc. D. Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào.