Content text ĐỀ 6 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 11 (CV7991).docx
Ba chất (1), (2), (3) lần lượt là A. HCHO, CH 3 CHO, CH 3 COCH 3 . B. CH 3 CHO, HCHO, CH 3 COCH 3 . C. HCHO,CH 3 COCH 3 , CH 3 CHO. D. CH 3 CHO, CH 3 COCH 3 , HCHO. Câu 11. Khi uống rượu có lẫn methanol, methanol có trong rượu được chuyển hóa ở gan tạo thành formic acid gây ngộ độc cho cơ thể, làm suy giảm thị lực và có thể gây mù. Formic acid có công thức cấu tạo là A. CH 3 OH. B. HCHO. C. HCOOH. D. CH 3 COOH. Câu 12. Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch acetic acid? A. Cu. B. NaHCO 3 . C. C 2 H 5 OH. D. CaO. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Geraniol có mùi thơm của hoa hồng và thường được sử dụng trong sản xuất nước hoa. Công thức của geraniol như hình dưới đây: a) Công thức phân tử của geraniol là C 10 H 16 O. b) Tên của geraniol là cis-4,8-dimethylnona-3,7-dien-1-ol. c) Geraniol có khả năng làm mất màu dung dịch nước bromine. d) Oxi hóa geraniol bằng CuO, đun nóng thu được chất hữu cơ thuộc loại aldehyde. Câu 2. Để tìm hiểu phản ứng của acetic acid với base Cu(OH) 2 . Nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm sau: Bước 1: Cho 2 mL dung dịch CuSO 4 1M vào ống nghiệm (1), sau đó thêm 3 mL dung dịch NaOH 0,5 M. Lọc kết tủa thu được và ép khô trên giấy lọc. Bước 2: Cho lượng khoảng bằng hạt đậu đen kết tủa thu được vào ống nghiệm (2), sau đó thêm 3 mL dung dịch CH 3 COOH 0,5 M. Lắc nhẹ ống nghiệm. Sau khi ghi chép kết quả thí nghiệm, nhóm học sinh đưa ra một số nhận định sau: a) Sau bước 1, thu được kết tủa copper(II) hydroxide màu xanh. b) Ở bước 2, kết tủa bị hòa tan dần do acetic acid có tính acid mạnh. c) Ở bước 1, nếu tiếp tục dùng dư NaOH, kết tủa không bị hòa tan. d) Ở bước 2, xảy ra phản ứng 2CH 3 COOH + Cu(OH) 2 → (CH 3 COO) 2 Cu + 2H 2 O. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. R-45B là một chất làm lạnh thế hệ mới sẽ thay thế các chất làm lạnh không thân thiện với môi trường, ảnh hưởng đến tầng ozone. R-45B chứa hỗn hợp gồm difluoromethane (X) và 2,3,3,3- tetrafluoropropene (Y). Phân tử khối của Y là bao nhiêu? Câu 2. Đun 12 gam acetic acid với một lượng dư ethanol (H 2 SO 4 đặc làm xúc tác). Đến khi dừng thí nghiệm thu được 8,36 gam ester. Tính hiệu suất phản ứng ester hoá. Câu 3. Trong các chất sau: CH 3 CH 2 CHO, CH 3 COCH 3 , CHCCHO, CH 2 =CHCH 2 OH. Có bao nhiêu chất phản ứng với H 2 (Ni, t°) hoặc NaBH 4 sinh ra cùng một sản phẩm? Câu 4. Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng bạc bằng cách lấy 100 mL dung dịch CH 3 CHO 1M phản ứng với thuốc thử Tollens dư. Sau khi kết thúc phản ứng, bình phản ứng có một lớp bạc sáng bóng bám vào thành bình. Loại bỏ hóa chất trong bình rồi tráng bằng nước cất, sấy khô, khối lượng bình tăng m gam so với ban đầu. Tính m biết hiệu suất tráng bạc là 70% vào chỉ 60% lượng bạc tạo thành bám vào thành bình, phần còn lại ở dạng kết tủa bột màu đen. (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười) PHẦN IV: Câu hỏi tự luận. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3.
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 6 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Phần I (3,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câ u 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA C A A C C A C D C C C A Phần II (2,0 điểm): Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm; Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a S 2 a Đ b S b S c Đ c Đ d Đ d Đ Phần III (2,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án 114 47,5 3 9,1 Phần IV (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm PHẦN IV: Câu hỏi tự luận. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Câu 1. - Gốc –C 6 H 5 làm tính acid của phenol mạnh hơn so với alcohol: phenol phản ứng được với NaOH còn alcohol không có phản ứng đó: C 6 H 5 OH + NaOH → C 6 H 5 ONa + H 2 O - Nhóm -OH làm cho phản ứng thế nguyên tử hydrogen của vòng benzene dễ dàng hơn so với benzene: phenol phản ứng thế nguyên tử hydrogen trong vòng benzene với nước bromine ở điều kiện thường còn benzene thì không. Câu 2. Trích các chất thành nhiều mẫu thử + Dùng dung dịch AgNO 3 /NH 3 : nhận biết được propanal (CH 3 CH 2 CHO) Hiện tượng: có kết tủa trắng bạc xuất hiện bám vào thành ống nghiệm CH 3 CHO + 2[Ag(NO 3 ) 2 ]OH → CH 3 COONH 4 + 3NH 3 + 2Ag ↓ + H 2 O + Dùng kim loại Na: nhận biết được propan - 1 - ol (CH 3 CH 2 CH 2 OH) Hiện tượng: có khí thoát ra 2CH 3 CH 2 CH 2 OH + 2Na → 2CH 3 CH 2 CH 2 ONa + H 2 Còn lại là acetone (CH 3 COCH 3 ).