Content text ĐỀ SỐ 14.docx
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ SƠN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI Năm học: 2023 - 2024 Môn: Lịch sử và Địa lý 8 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN CHUNG: TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm ) (Chọn đáp án đúng nhất) Câu 1: Việt Nam nằm ở bên rìa phía bên nào của bán đảo Đông Dương? A. Phía đông. B. Phía tây. B. Phía bắc. C. Phía nam. Câu 2: Khoáng sản Việt Nam có đặc điểm nổi bật: A. Chủ yếu là khoáng sản năng lượng B. Chủ yếu là khoáng sản kim loại C. Chủ yếu là khoáng sản phi kim loại D. Khá phong phú và đa dạng Câu 3: Hướng chính của địa hình Việt Nam là: A. Tây Bắc – Đông Nam B. Tây Nam – Đông Bắc C. Đông Bắc – Tây Nam D. Đông Nam – Tây Bắc Câu 4: Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam là: A. Nhiệt đới B. Ẩm C. Gió mùa D. Nhiệt đới ẩm gió mùa Câu 5: Nước ta có bao nhiêu con sông? A. 1969 con sông có chiều dài trên 100 km B. 3260 con sông dài trên 10 km C. 2360 con sông dài trên 10 km D. 2360 con sông dài trên 100 km Câu 6. Nguyên nhân châm ngòi cho sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Các nước đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau vì thị trường và thuộc địa. B. Anh - Đức tranh chấp nhau quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc. C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát ở Xéc-bi. D. Đức tuyên chiến với Nga, sau đó là Pháp. Câu 7. Biểu hiện quan trọng nhất của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc là: A. xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản. B. sự hình thành các công ti độc quyền dưới các hình thức khác nhau ở các nước tư bản. C. các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa. D. mâu thuẫn xã hội ở các nước tư bản diễn ra gay gắt.
Câu 8. Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản nhưng không triệt để vì: A. chưa động chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến. B. không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến. C. chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. không giải quyết được các mâu thuẫn của xã hội Trung Quốc. Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án C B B C B A C A D C B A Câu 9. Trong nội dung cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản, chính sách cải cách quan trọng nhất là trong lĩnh vực? A. Kinh tế. B. Chính trị C. Giáo dục. D. Quân sự. Câu 10. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918), điều xảy ra ngoài sự mong đợi của các nước đế quốc là: A. những hậu quả nặng nề đối với nhân dân lao động các nước. B. cách mạng tháng Mười Nga thành công. C. nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến tranh mới được sử dụng. D. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe hiệp ước. PHẦN RIÊNG: Học sinh chọn 1 trong 2 phân môn I. Phân môn: LICH SỬ (14,0 điểm ) Câu 1. (6 điểm). Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế gioi thứ nhất đối với lịch sử nhân loại? Câu 2. ( 4 điểm). Vì sao vào nửa cuối thế kỉ XIX ở nước ta xuất hiện các đề nghị cải cách? Phân tích kết cục các đề nghị cải cách đó và liên hệ với quá trình đổi mới của Việt Nam hiện nay? Câu 3. ( 4điểm). Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn diễn ra như thế nào? Nêu cảm nghĩ của em về quá trình thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa? I. Phân môn: LỊCH SỬ ( 14,0 điểm) Câu 1. (6 điểm) * Nguyên nhân sâu xa: (2 điểm) - Sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. (0,5đ) - Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt.(0,5đ) - Hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu (0,25đ) - Các nước ít thuộc địa là Đức, Áo - Hung và I-ta-li-a, hình thành nên khối Liên minh vào năm 1882 (0,25đ)
- Các nước có nhiều thuộc địa là Anh, Pháp và Nga hình thành nên khối Hiệp ước vào năm 1907. (0,25đ) - Cả hai khối quân sự này đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang, tìm cớ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa. (0,25đ) * Nguyên nhân trực tiếp (1 điểm) - Tình hình căng thẳng ở Ban-căng trong những năm 1912 - 1913 đã châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất. (0,25đ) - Lợi dụng sự kiện: ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi, giới cầm Áo. (0,25đ) - Hung đã tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914). (0,25đ) - Đầu tháng 8/1914, Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới. (0,25đ) * Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất: (1điểm) - Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa. (0,25đ) - Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương (0,25đ) - Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ. (0,25đ) - Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD. (0,25đ) * Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất: (2 điểm) - Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi (các đế quốc: Đức, Nga, Áo - Hung, Ốt-tô- man tan rã, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu;…). (0,25đ) - Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản. (0,25đ) - Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. (0,25đ). - Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…(0,25đ) - Các nước châu Âu khác (Anh, Pháp,…) bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ. (0,25đ) - Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”. (0,25đ) - Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của cao trào cách mạng ở các nước (0,25đ) - Trong quá trình chiến tranh, thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đã đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới. (0,25đ) Câu 2 (4,0 điểm) - Vào những năm 60 của TK XIX, Pháp mở rộng chương trình xâm lược Nam Kì và chuẩn bị đánh chiếm cả nước ta. Trong khi đó triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách đối nội, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng. ( 0,5đ) - Trong bối cảnh đó, một số quan lại, sĩ phu xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, mong nuốn nước nhà giàu mạnh, đủ sức tấn công kẻ thù nên họ đó mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách, những yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá của nhà nước Phong kiến => Trào lưu cải cách Duy tân ra đời. (0,5đ ) * Các cải cách không thực hiện được vì: - Các đề nghị trên mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết 2 mâu thuẫn chủ yếu của xã hội
Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. (0,5 đ) - Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực, không chấp nhận thay đổi, từ chối mọi đề nghị cải cách, làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới khiến cho xã hội chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến. (0,5đ) * Ý nghĩa - tác động: - Dù không thành hiện thực nhưng những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đó gây một tiếng vang lớn, tấn công vào tư tưởng bảo thủ, lỗi thời của chế độ phong kiến nhà Nguyễn. (0,5đ). - Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. (0,5đ) * Liên hệ với quá trình đổi mới của Việt Nam hiện nay: Việt Nam từ khi tiến hành cải cách mở cửa (đại hội Đảng 6/1986) đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực: - Kinh tế: Đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, gia nhập tổ chức kinh tế lớn nhất hành tinh WTO. (0,25đ) - Chính trị: Ổn định và được đánh giá là môi trường chính trị ổn định ở Châu Á. (0,25đ) - Văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật có bước phát triển. Xã hội: Đời sống nhân dân được cải thiện. (0,25 đ) => Việt Nam đã bước đầu khởi sắc và đang hoà mình vào xu thế phát triển chung của thế giới hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển. (0,25 đ) Câu 3 ( 4điểm). - Đặt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong cơ cấu hành chính của Việt Nam. (0,5đ) - Năm 1803, vua Gia Long cho tái lập lại hai hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo này. (0,5đ). - Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thuỷ quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để xem xét, đo đạc thuỷ trình và cắm cờ xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. (0,5đ) - Dưới thời vua Minh Mạng: việc đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được nhà nước quan tâm thực hiện, nhà vua đã cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa. (0,5đ) - Năm 1838, Quốc sử quán triều Nguyễn đã cho vẽ bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. (0,5đ) - Các hoạt động khai phá, chiếm lĩnh, xác lập và thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn tại hai hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã tạo nhiều cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.(0,5đ) - Mặt khác, những nỗ lực của vua Nguyễn trong việc thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo (nói chung) và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (nói riêng) là một trong số những di sản đồ sộ mà nhà Nguyễn để lại cho dân tộc. (0,5đ) - Góp phần giúp chúng ta xây dựng một cách nhìn nhận mới về vị trí, vai trò của dòng họ Nguyễn trong lịch sử. (0,5đ)