PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bài 1 - Sự chuyển thể.pdf

Giáo viên: Cô Nhung Cute - 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án Vật lý 12 Chân trời sáng tạo 1 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 1. SỰ CHUYỂN THỂ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Sử dụng mô hình động học phân tử, nêu được sơ lược cấu trúc của chất rắn, chất lỏng, chất khí. - Giải thích được sơ lược một số hiện tượng Vật lí liên quan đến sự chuyển thể: sự nóng chảy, sự hoá hơi. - Nêu được định nghĩa nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu: + Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát hình ảnh + Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập. + Tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập. + Tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề: Giải quyết các vấn đề giáo viên đưa ra, các tình huống xảy ra trong quá trình tìm hiểu bài. - Năng lực hoạt động nhóm: Thảo luận nhóm, phân công công việc cho các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao. b. Năng lực đặc thù môn học - Nhận thức vật lí: + Một số đặc điểm cấu trúc của chất rắn, chất lỏng và chất khí theo mô hình động học phân tử + Biểu diễn bằng sơ đồ các quá trình chuyển đổi giữa ba thể: rắn, lỏng, khí. + So sánh được độ lớn lực tương tác giữa các phân tử trong chất rắn, lỏng, khí. + Mô tả cấu trúc và giải thích một số tính chất của chất rắn, chất lỏng, chất khí; So sánh khoảng cách trung bình giữa các phân tử của chất ở ba thể. - Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Biết được các hiện tượng tự nhiên liên quan đến sự chuyển thể các chất: Hóa hơi, nóng chảy. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được sơ lược một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự chuyển thể: sự nóng chảy, sự hóa hơi. 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lý. - Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. - Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Bài giảng powerpoint kèm các hình ảnh và video liên quan đến nội dung bài học.
Giáo viên: Cô Nhung Cute - 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án Vật lý 12 Chân trời sáng tạo 2 - Phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Câu 1. Hãy mô tả quá trình nóng chảy của nước đá (Hình 1.11a) và thanh sôcôla (Hình 1.11b). PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Quan sát mô hình động học phân tử và nêu các nội dung cơ bản của mô hình động học phân tử. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1. Quan sát hình ảnh mô tả trật tự sắp xếp của các phân tử nước ở ba thể: rắn, lỏng và khí và nêu các tính chất của chất rắn, chất lỏng, chất khí về hình dạng và thể tích của chúng. Các tính chất này được giải thích như thế nào? Đặc điểm cấu trúc Thể rắn Thể lỏng Thể khí Khoảng cách giữa các phân tử Sự sắp xếp của các phân tử Chuyển động của các phân tử Câu 2. Dựa vào mô hình động học phân tử, hãy giải thích hiện tượng: Mở lọ nước hoa và đặt ở một góc trong phòng kín, một lúc sau người trong phòng có thể ngửi thấy mùi nước hoa. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1. Nêu tên các quá trình chuyển thể qua lại giữa các thể (rắn, lỏng, khí) của vật chất mà em đã học? Câu 2. Lấy ví dụ minh hoạ quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
Giáo viên: Cô Nhung Cute - 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án Vật lý 12 Chân trời sáng tạo 3 Câu 2. Phân loại chất rắn. Cho ví dụ minh hoạ. Câu 3. Quan sát đồ thị ở Hình 1.12, từ đó nhận xét vể sự biến đổi nhiệt độ của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong quá trình chuyển thể từ rắn sang lỏng. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Bảng 1.1. Nhiệt độ nóng chảy của một số chất rắn kết tinh phổ biến ở áp suất tiêu chuẩn Chất rắn Nhiệt độ nóng chảy ( oC) Chất rắn Nhiệt độ nóng chảy ( oC) Wolfram 3 422 Bạc 960 Sắt 1 530 Nhôm 659 Nickel 1 452 Chì 327 Thép 1300 Thiếc 232 Đồng đỏ 1 083 Nước đá 0 Vàng 1 063 Câu 1. Vận dụng mô hình động học phân tử, hãy giải thích sự nóng chảy. Câu 2. Nêu ứng dụng của sự nóng chảy trong công nghiệp luyện kim, hàn điện, thực phẩm. Câu 3. Từ Bảng 1.1, hãy giải thích tại sao dây tóc bóng đèn sợi đốt thường được làm bằng wolfram.
Giáo viên: Cô Nhung Cute - 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án Vật lý 12 Chân trời sáng tạo 4 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 Câu 1. Quan sát Hình 1.13, xác định các quá trình biến đổi ứng với mỗi đoạn AB, BC, CD, DE. Câu 2. Nêu khái niệm nhiệt nóng chảy riêng. Hình 1.13. Đồ thị minh hoạ sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian khi nhận nhiệt và chuyển các thể PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 Câu 1. Dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của nước trong Hình 1.14. Câu 2. Vận dụng mô hình động học phân tử, hãy giải thích nguyên nhân gây ra sự bay hơi. Hình 1.14. Nước biển bay hơi để lại những tinh thể muối Câu 3. Giả sử được giao nhiệm vụ cất giữ và bảo quản một lít cồn, em hãy nêu cách thực hiện trong điều kiện thực tế sẵn có của gia đình. Câu 4. Rau xanh sau khi mua vê thường bị héo khi để ra ngoài trời một thời gian. Vì sao lại có hiện tượng trên? Làm thế nào để hạn chế điều này?

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.