Content text PTNK 2024 - Ngữ văn Không chuyên - Đáp án.pdf
2 + Nêu tác động, ảnh hưởng của quyết định hoặc hành động. Nếu trả lời là Không thì cần phải giải thích lý do và đưa ra lập luận thuyết phục. 2 Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 01 trang giấy thi) để trình bày suy nghĩ về quan niệm trên của nghệ sĩ Đen Vâu. 3.0 a. Yêu cầu chung - Thí sinh nắm được yêu cầu đề, biết viết một bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng một trang giấy thi) có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Lưu ý: Trường hợp thí sinh viết ở dạng đoạn văn: trừ 0.5 điểm. b. Yêu cầu cụ thể 2.1. Xác định và giải thích vấn đề 1.0 - Xác định vấn đề: Sự tử tế nên được xem là một điều bình thường trong xã hội. - Giải thích vấn đề: + Giải thích từ ngữ: Sự tử tế là lòng lương thiện, có phẩm chất tốt đẹp, sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ người khác; Bình thường là không có gì khác thường, đặc biệt. + Giải thích quan niệm: Câu nói của nghệ sĩ Đen Vâu thể hiện quan niệm rằng bản thân nghệ sĩ là một người bình thường; sự tử tế cũng không phải là điều gì đặc biệt và xã hội này có rất nhiều người tử tế. 2.2. Bàn luận về quan niệm của Đen Vâu 1.5 - ”Sự tử tế là một điều bình thường”: đây là một quan niệm sống tích cực, khiêm tốn, chân thành. - Một cá nhân, một tập thể sống tử tế sẽ đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. 2.3. Liên hệ, mở rộng 0.5 - Đưa ra những góc nhìn, đánh giá khác nhau. - Phê phán những cách hiểu, biểu hiện có tính tiêu cực hoặc chưa phù hợp. 3 Viết bài nghị luận văn học: Thí sinh chọn một trong hai đề để làm bài 4.0 a. Yêu cầu chung - Thí sinh nắm được yêu cầu đề, biết viết một bài nghị luận văn học có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. b. Yêu cầu riêng Đề 1: Trình bày cảm nhận về sự trao dâng của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) hoặc của bác Bơ-men (Behrman) trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (O’Henry), hay của chủ thể trữ tình xưng “ta” trong đoạn trích từ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải). 3.1. Xác định vấn đề 0.5 - “Nhiều tác phẩm văn học có thể khiến cho chúng ta rung động trước sự trao dâng đẹp đẽ của con người vì một người khác, vì cộng đồng, vì dân tộc”.
4 Thí sinh cần thấy được mối liên hệ trong câu nói của Đen Vâu với nhân vật hoặc đoạn trích thơ mà mình phân tích: tinh thần trao dâng là một hành động sống tử tế và sự tử tế này cũng diễn ra một cách âm thầm, lặng lẽ. Các nhân vật đều xem đó là một điều bình thường, là một lẽ sống giản dị. Đề 2: Viết bài văn trình bày suy nghĩ về một trong những vai trò của sách được các tác giả đề cập đến trong nhận định và làm sáng tỏ vai trò ấy qua một hoặc một vài quyển sách mà thí sinh tâm đắc (có thể trình bày về tác phẩm văn học trong và ngoài sách giáo khoa). 3.1. Xác định vấn đề và giải thích nhận định 1.0 - Xác định vấn đề: Khẳng định tầm quan trọng của sách đối với con người. - Giải thích nhận định: Từ việc nêu lên quan niệm về một cuốn sách hay, tác giả đề cập đến các vai trò của sách: mở mang tri thức, bồi dưỡng tâm hồn, mang lại khoái cảm thẩm mỹ, đem lại niềm vui cho người đọc (liên quan đến các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giải trí). Thí sinh cần xác định lựa chọn một trong những tác dụng trên của sách và giải thích. 3.2. Bàn luận, phân tích và chứng minh tác động của sách đến người đọc 2.5 - Thí sinh bàn luận, phân tích những biểu hiện của một trong những vai trò của sách được các tác giả đề cập đến trong nhận định, lý giải vì sao sách làm được điều đó, những yếu tố nào đã tạo nên tác dụng đó của sách. + Mở mang tri thức: Sách phản ánh cuộc sống, mối quan hệ giữa tri thức và hiện thực; không đơn thuần mang lại tri thức mang giá trị khách quan mà còn là sự khám phá, cái nhìn về con người và thời đại; khai mở và làm phong phú trí tuệ người đọc. Sách là những bộ bách khoa thư về cuộc sống trên mọi lĩnh vực, giúp con người tự nhận thức về chính mình. + Bồi dưỡng tâm hồn: Sách có khả năng tác động vào tình cảm và nhận thức của con người một cách cụ thể, sinh động, trực tiếp, khiến cho tâm hồn con người trở nên đẹp đẽ, nhân văn. Sách khơi gợi tư tưởng, tình cảm, bồi dưỡng nhân cách con người và biến sự giáo dục thành khả năng tự giáo dục, trở thành phương tiện hữu hiệu giúp thức tỉnh lương tri, hình thành nhân cách con người. + Mang lại khoái cảm thẩm mỹ: Sách phản ánh cái đẹp, tái hiện và sáng tạo cái đẹp một cách thẩm mỹ, từ đó nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ của người đọc, giúp người đọc biết thưởng thức và yêu quý cái đẹp. + Đem lại niềm vui: Mang lại cho con người những phút giây thư giãn, đắm chìm vào một thế giới khác, quên đi những âu lo bên ngoài, làm cho tâm hồn con người thanh thản, chia sẻ và đồng cảm với con người. - Thí sinh cần phân tích một hoặc một vài cuốn sách mình tâm đắc để làm sáng tỏ vấn đề. Đánh giá cao những thí sinh lựa chọn các tác phẩm ngoài sách giáo khoa và có sự phân tích sâu sắc, thuyết phục, bám sát trọng tâm vấn đề. 3.3. Liên hệ, mở rộng 0.5 - Nhấn mạnh một vai trò nhưng cần thấy được tính đa chức năng của sách và sự tương tác giữa các vai trò. - Người đọc cần có tâm thế chủ động trong việc tiếp nhận để phát huy tốt nhất vai trò và giá trị của sách,... Tổng điểm toàn bài (1 + 2 + 3) 10,0