Content text KHTN Sinh 9 - Bài ghi HK2.docx
1 TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH SÀI GÒN Môn: KHTN - Sinh học 9 Giáo viên: TRẦN NGỌC MỸ HIỀN BÀI GHI PHÂN MÔN SINH HỌC HỌC KÌ II CHỦ ĐỀ 11: DI TRUYỀN Bài 41: Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể I. Khái niệm - Nhiễm sắc thể (chromosome) là những thể nằm trong nhân tế bào nhân thực, cấu tạo từ DNA và protein loại Histon. - NST bắt màu nhuộm có tính base (kiềm tính). - Ta có thể quan sát NST rõ nhất vào kì giữa của quá trình phân bào. Khi đó, NST đóng xoắn cực đại (co ngắn tối đa) NST có hình dạng xác định. - Mỗi NST có 1 tâm động, là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào. Tâm động chia nhiễm sắc thể thành hai cánh. - Dựa vào vị trí của tâm động, NST có 3 hình dạng chính là: tâm cân, tâm lệch và tâm mút. - Trong tế bào sinh dưỡng (soma), NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (giống nhau về hình dạng và kích thước) Bộ NST lưỡng bội, kí hiệu 2n. Vd: Bộ NST lưỡng bội của ruồi giấm: 2n = 8 ; của đậu Hà Lan: 2n = 14 ; của người: 2n = 46 - Trong giao tử, mỗi cặp NST chỉ còn 1 chiếc bộ NST đơn bội, kí hiệu n. - Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về hình dạng và số lượng. Lưu ý: - Số lượng NST không phản ánh sự tiến hóa của loài. - Xét 1 tế bào có 2n = 4. Nếu AaBb là kí hiệu của 2 cặp NST tương đồng Kí hiệu của giao tử n sẽ là : AB, Ab, aB, ab. - Có 1 số sinh vật đơn bội như con ong đực (tế bào sinh dưỡng chỉ có n NST). - Cặp NST giới tính có thể tương đồng (kí hiệu XX) hoặc không tương đồng (kí hiệu XY). II. Cấu trúc nhiễm sắc thể - NST tồn tại ở 2 trạng thái là NST đơn và NST kép. Mỗi NST kép gồm 2 sợi chromatid chị em (nhiễm sắc tử chị em) dính với nhau tại tâm động. - NST là cấu trúc mang gene, các gene sắp xếp theo chiều dọc trên NST tại những vị trí nhất định. Mỗi vị trí của gene trên nhiễm sắc thể gọi là 1 locus. - Mỗi chromatid được cấu tạo từ 1 chuỗi DNA quấn quanh các protein loại Histon. II. Đột biến nhiễm sắc thể - Đột biến NST là sự biến đổi trong cấu trúc hoặc số lượng của NST.
4 TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH SÀI GÒN Môn: KHTN - Sinh học 9 Giáo viên: TRẦN NGỌC MỸ HIỀN BÀI GHI PHÂN MÔN SINH HỌC CHỦ ĐỀ 11: DI TRUYỀN Bài 43: Di truyền nhiễm sắc thể I. Nguyên phân - Nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm) là hình thức phân chia của tế bào ở sinh vật nhân thực, gồm 2 giai đoạn là phân chia nhân và phân chia tế bào chất. - Quá trình nguyên phân gồm 4 giai đoạn (4 kì) : Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối. - Giữa 2 lần nguyên phân có 1 kì trung gian rất dài (giai đoạn sinh trưởng của tế bào). Trong kì trung gian, tế bào tiến hành nhân đôi DNA và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho nguyên phân. - Sự thay đổi số lượng NST trong nguyên phân (Hình vẽ). Ban đầu Cuối kì Trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối 2n đơn 2n kép 2n kép 2n kép 4n đơn 2n đơn - Kết quả: 1 tế bào (2n) 2 tế bào con (mỗi tế bào có bộ NST 2n). - Ý nghĩa: + Nguyên phân tạo ra nhiều tế bào mới: Giúp thay thế các tế bào già hoặc bị tổn thương. Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. + Nguyên phân là hình thức sinh sản của những sinh vật đơn bào nhân thực (trùng roi, tảo…). + Giúp tái sinh cơ thể từ 1 bộ phận hoặc 1 phần cơ thể ở thực vật, động vật bậc thấp (ruột khoang, giun dẹp…). + Trong thực tiễn, nguyên phân là cơ sở của các phương pháp nhân giống vô tính. II. Giảm phân và thụ tinh - Giảm phân (phân bào giảm nhiễm) là hình thức phân chia của các tế bào sinh dục trong thời kì chín (trưởng thành). - Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp (giảm phân I và giảm phân II) nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần trước khi vào giảm phân I (tại kì trung gian I). - Trong kì đầu I của quá trình giảm phân, có thể xảy ra sự trao đổi chéo giữa các chromatid không chị em của 2 NST kép trong cặp NST kép tương đồng hiện tượng hoán vị (đổi chỗ) giữa các gene trên NST. - Sự thay đổi số lượng NST trong giảm phân: Ban đầu Cuối kì Trung gian I Kì cuối I Kì cuối II 2n đơn 2n kép n kép n đơn