PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ÔN TẬP GIỮA KÌ 1.docx

ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 I. MỤC TIÊU 1. Năng lực chung – Tự chủ và tự học: Tích cực chủ động, tìm hiểu nhằm thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong ôn tập chương. – Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hệ thống hoá các nội dung kiến thức của chương. – Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thiết kế được sơ đồ tư duy hợp lí và sáng tạo. 2. Năng lực hoá học – Nhận thức hoá học: HS thấy được sự đa dạng của vật chất qua các loại xà phòng, chất giặt rửa và các carbohydrate khác nhau. – Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Hoá học giúp con người khám phá, hiểu biết những bí ẩn của tự nhiên. – Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được khả năng giặt rửa và cách sử dụng an toàn của xà phòng và các chất giặt rửa, cũng như cách sử dụng hợp lí các ester và các carbohydrate trong cuộc sống. 3. Phẩm chất – Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. – Trung thực, biết phân tích, tổng hợp, cô đọng kiến thức khi tự thiết lập sơ đồ tư duy tổng kết chương. – Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học. Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên Kế hoạch bài dạy; Nội dung kiến thức và hệ thống bài tập, trò chơi học tập, hình ảnh liên quan 2. Học sinh Cần chuẩn bị trước nội dung bài học, nhiệm vụ học tập theo nhóm ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1:Hệ thống hóa kiến thức. a) Mục tiêu: Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS. b) Nội dung: Học sinh trình bày sơ đồ tư duy c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS hoạt động nhóm(6 - 8 HS), chia sẻ, thảo luận để hoàn thành sơ đồ tư duy của nhóm vào bảng A0 (Hoặc trình bày bằng máy tính) - Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Nhóm 1,2,3:Sơ đồ tư duy về chương 1: Ester - lipid. Nhóm 4,5,6: Sơ đồ tư duy về chương 2: Carbohydrate Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy của nhóm. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức Hoạt động 2: Luyện Tập a) Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về Ester – lipid, carbohydrate. - Giải bài tập tự luận, trắc nghiệm lí thuyết và tính toán liên quan. - Phát triển năng lực hợp tác. b) Nội dung: Các tổ chọn ngẫu nhiên câu hỏi một cách luân phiên. Các tổ có đại diện chọn phương án, cả 4 tổ dùng bảng trả lời. 1. Phần 1: Phần thi tiếp sức: Câu hỏi: Câu 1. Số ester có cùng công thức phân tử C 3 H 6 O 2 là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 2. Tên gọi của ester CH 3 COOCH 3 là A. ethyl acetate. B. methyl propionate. C. methyl acetate. D. ethyl formate. Câu 3. Đun nóng ester CH 3 COOC 2 H 5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. CH 3 COONa và CH 3 OH. B. CH 3 COONa và C 2 H 5 OH. C. HCOONa và C 2 H 5 OH. D. C 2 H 5 COONa và CH 3 OH. Câu 4. Chất béo là triester của acid béo với A. methyl alcohol. B. ethylen glicol. C. ethyl alcohol. D. glycerol. Câu 5. Thủy phân tristearin ((C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 ) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là A. C 2 H 3 COONa. B. HCOONa. C. C 17 H 33 COONa. D. C 17 H 35 COONa. Câu 6. Chất nào sau đây thuộc loại monosaccharide? A. Tinh bột. B. Cellulose. C. Fructose. D. Saccharose. Câu 7. Chất nào sau đây là disaccharide? A. Glucose. B. Saccharose. C. Tinh bột. D. Cellulose. Câu 8. Carbohydrate nào sau đây thuộc loại polysaccharide? A. Saccharose. B. Cellulose. C. Fructose. D. Glucose. Câu 9. Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đun nóng. Chất X là A. ethyl acetate. B. glucose. C. tinh bột. D. saccharose. Câu 10. Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. glucose và fructose. B. saccharose và glucose. C. saccharose và cellulose. D. fructose và saccharose. c) Sản phẩm: Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C B D C C B B B D
d) Tổ chức thực hiện: Gv chia thành 4 tổ. Các tổ chọn ngẫu nhiên câu hỏi một cách luân phiên. Các tổ có đại diện chọn phương án, cả 4 tổ dùng bảng trả lời. Gv đánh giá, chốt đáp án cho điểm. 2. Phần 2: Luyện tập: Đề cương ôn tập HK 1 PHẦN I: ESTER - LIPID 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Câu 1. [QG.22 - 202] Số ester có cùng công thức phân tử C 3 H 6 O 2 là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 2. [KNTT - SGK] Tên gọi của HCOOC 2 H 5 là A. methyl formate. B. ethyl formate. C. methyl acetate. D. ethyl acetate. Câu 3. [QG.20 - 203] Tên gọi của ester CH 3 COOCH 3 là A. ethyl acetate. B. methyl propionate. C. methyl acetate. D. ethyl formate. Câu 4. (T.08): Methyl acrylate có công thức cấu tạo thu gọn là A. CH 3 COOC 2 H 5 . B. CH 2 =CHCOOCH 3 . C. C 2 H 5 COOCH 3 . D. CH 3 COOCH 3 . Câu 5. (T.08): Đun nóng ester CH 3 COOC 2 H 5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. CH 3 COONa và CH 3 OH. B. CH 3 COONa và C 2 H 5 OH. C. HCOONa và C 2 H 5 OH. D. C 2 H 5 COONa và CH 3 OH. Câu 6. [QG.21 - 202] Ester X được tạo bởi methyl alcohol và acetic acid. Công thức của X là A. HCOOC 2 H 5 . B. CH 3 COOC 2 H 5 . C. CH 3 COOCH 3 . D. HCOOCH 3 . Câu 7. [QG.21 - 202] Ester X có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 . Thủy phân X trong dung dịch H 2 SO 4 loãng, đun nóng, thu được sản phẩm gồm ethyl alcohol và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là A. CH 3 OH. B. CH 3 COOH. C. C 2 H 5 COOH. D. HCOOH. Câu 8. [QG.21 - 203] Ester X có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 . Thủy phân X trong dung dịch H 2 SO 4 loãng, đun nóng thu được sản phẩm gồm methyl alcohol và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là A. C 2 H 5 OH. B. HCOOH. C. CH 3 COOH. D. C 2 H 5 COOH. Câu 9. (T.13): Đun nóng ester CH 3 COOC 6 H 5 (phenyl acetate) với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là A. CH 3 OH và C 6 H 5 ONa. B. CH 3 COOH và C 6 H 5 ONa. C. CH 3 COOH và C 6 H 5 OH. D. CH 3 COONa và C 6 H 5 ONa. Câu 10. (Q.15): Chất béo là triester của acid béo với A. methyl alcohol. B. ethylen glicol. C. ethyl alcohol. D. glycerol. Câu 11. [MH - 2022] Palmitic acid là một acid béo có trong mỡ động vật và dầu cọ. Công thức của palmitic acid là A. C 3 H 5 (OH) 3 . B. CH 3 COOH. C. C 15 H 31 COOH. D. C 17 H 35 COOH. Câu 12. [QG.21 - 204] Số nguyên tử hydrogen trong phân tử stearic acid là A. 33. B. 36. C. 34. D. 31. Câu 13. [QG.20 - 202] Thủy phân tristearin ((C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 ) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là A. C 2 H 3 COONa. B. HCOONa. C. C 17 H 33 COONa. D. C 17 H 35 COONa. Câu 14. Thành phần chính của xà phòng là A. muối của acid béo. B. muối của acid vô cơ. C. muối sodium hoặc potassium của acid béo. D. muối sodium hoặc potassium của acid. Câu 15. Phần ưa nước trong xà phòng là A. nhóm carboxylate. B. nhóm sulfate. C. gốc hydrocarbon dài. D. nhóm sulfonate.
Câu 16. Nguyên liệu nào sau đây dùng để điều chế chất giặt rửa tổng hợp? A. Dầu mỏ. B. Mỡ động vật. C. Mật ong. D. Tinh bột. Câu 17. Chất nào sau đây là xà phòng? A. CH 3 [CH 2 ] 10 SO 3 Na. B. CH 3 [CH 2 ] 5 COONa. C. CH 3 [CH 2 ] 14 COOK. D. CH 3 [CH 2 ] 14 OSO 3 Na. Câu 18. Chất nào sau đây là chất giặt rửa tổng hợp? A. C 3 H 5 (OH) 3 . B. CH 3 [CH 2 ] 16 COONa. C. CH 3 [CH 2 ] 4 COONa. D. CH 3 [CH 2 ] 15 SO 3 Na. Câu 19. [QG.22 - 201] Phát biểu nào sau đây sai? A. Ethyl acetate có công thức phân tử là C 4 H 8 O 2 . B. Phân tử methyl methacrylate có một liên kết π trong phân tử. C. Methyl acrylate có khả năng tham gia phản ứng cộng Br 2 trong dung dịch. D. Ethyl formate có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Câu 20. (MH3.2017). Xà phòng hóa hoàn toàn ester X mạch hở trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ gồm: (COONa) 2 , CH 3 CHO và C 2 H 5 OH. Công thức phân tử của X là A. C 6 H 10 O 4 . B. C 6 H 10 O 2 . C. C 6 H 8 O 2 . D. C 6 H 8 O 4 . Câu 21. [KNTT - SGK] Ester có mùi đặc trưng giống mùi táo và có công thức phân tử C 5 H 10 O 2 . Thủy phân X trong dung dịch NaOH, thu được sodium butanoate và một alcohol. Công thức của X là A. CH 3 COOCH 2 CH 2 CH 3 . B. CH 3 CH 2 COOCH 2 CH 3 . C. CH 3 CH 2 CH 2 COOCH 3 . D. (CH 3 ) 2 CHCOOCH 2 CH 3 . Câu 22. [KNTT - SGK] Phản ứng hóa học nào sau đây xảy ra thuận nghịch? A. Đun nóng ethyl acetate với dung dịch H 2 SO 4 loãng. B. Đun nóng ethyl acetate với dung dịch NaOH. C. Hydrogen hóa chất béo có gốc acid không no. D. Đun nóng chất béo với dung dịch NaOH. Câu 23. (B.13): Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hydrogen khi đun nóng có xúc tác, áp suất thích hợp. B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước. C. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm. D. Chất béo là triester của ethylene glycol với các acid béo. Câu 24. (A.12): Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo được gọi chung là triglyceride. (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường acid là phản ứng thuận nghịch. (d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C 17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 , (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 . Số phát biểu đúng là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 25. [KNTT - SGK] Cho các phát biểu sau: (1) Một số ester có mùi thơm nên được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm. (2) Chất béo là triester của glycerol với acid béo. (3) Chất béo tan tốt trong nước. (4) Mỡ động vật, dầu thực vật có thể được dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng. (5) Phản ứng thủy phân ester trong môi trường acid luôn là phản ứng một chiều. Số phát biểu đúng là

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.