PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bài 15 Áp suất trên một bề mặt.pdf

Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 15: ÁP SUẤT TRÊN MỘT BỀ MẶT Môn học: KHTN 8 (Phần Vật lý) Thời gian thực hiện: 3 tiết (tiết 53, 54, 55 - tuần 14) I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt. - Liệt kê được một số đơn vị áp suất thông dụng. - Thảo luận được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế. 2. Về năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, để tìm hiểu về áp lực, áp suất trên một bề mặt. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xung phong trả lời các câu hỏi của giáo viên, làm theo sự hướng dẫn của GV trong bài dạy. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: So sánh hiện tượng, phân biệt áp lực với các lực thông thường, phát hiện các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng của lực lên bề mặt bị ép, nhận thấy áp suất được ứng dụng nhiều trong các hoạt động hàng ngày. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : - Nhận biết được áp lực, tác dụng của áp lực lên một diện tích bề mặt. - Vận dụng công thức tính áp suất để giải một số bài tập liên quan. - Áp dụng kiến thức áp suất để giải thích một số hiện tượng liên quan trong đời sống và ứng dụng kiến thức áp suất để tăng, giảm áp suất hợp lí trong các hiện tượng liên quan. 3. Về phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi kiến thức mới liên quan tới áp lực và áp suất trên một bề mặt.
- Có trách nhiệm và tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập GV giao. - Cẩn thận trong ghi chép kiến thức và tính toán bài tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Kế hoạch bài dạy + Giáo án điện tử + Máy tính, tivi Số lượng 01 bộ gồm: - Dụng cụ: 2 VL8.1.KTKN; bột mịn. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Vở ghi + SGK + Đồ dùng học tập + Đọc trước bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a. Mục tiêu: Khơi gợi được sự hứng thú của HS tìm hiểu về áp lực, tác dụng của áp lực lên một bề mặt. b. Nội dung: GV đưa ra tình huống có vấn đề: Tại sao khi một em bé đứng lên chiếc đệm (nệm) thì đệm lại bị lún sâu hơn khi người lớn nằm trên nó? c. Sản phẩm: Dự đoán câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Chiếu hình ảnh: GV đưa ra tình huống có vấn đề: Tại sao khi một em bé đứng lên chiếc đệm (nệm) thì đệm lại bị lún sâu hơn khi người lớn nằm trên nó? - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân quan sát hình ảnh, suy nghĩ tìm câu trả lời. Hoạt động khởi động Dự đoán câu trả lời của học sinh: Do khi em bé đứng thì diện tích bề mặt nệm bị ép nhỏ, người mẹ nằm thì diện tích bề mặt nệm bị ép lớn. Vì vậy, tác dụng của lực lên diện tích bề mặt bị ép do người mẹ gây ra nhỏ hơn tác dụng của lực lên diện tích bề mặt bị ép do em bé gây ra, dẫn tới em bé đứng lên chiếc đệm (nệm) thì
- GV: Động viên HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV mời một vài HS trả lời câu hỏi. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. đệm lại bị lún sâu hơn khi người lớn nằm trên nó. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu áp lực a. Mục tiêu: HS biết được khái niệm áp lực và phân biệt được các lực gọi là áp lực. b. Nội dung: - GV Cho Hs cá nhân nghiên cứu thông tin SGK để đưa ra định nghĩa về áp lực. - GV chiếu một số hình ảnh, yêu cầu HS chỉ ra lực nào trong số các lực được mô tả trong hình ảnh là áp lực. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc thông tin SGK/64 trả lời câu hỏi: Áp lực là gì ? - GV chiếu hình 15.1 SGK/64. I. Áp lực là gì? - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. - VD: Học sinh đứng trên sân trường; ô tô trong bãi đỗ xe; máy móc đặt trong nhà xưởng. Hướng dẫn trả lời câu hỏi hoạt động: Các lực có trong Hình 15.1 là áp lực:
- GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Quan sát Hình 15.1, hãy chỉ ra lực nào trong số các lực được mô tả dưới đây là áp lực. - Lực của người tác dụng lên sợi dây. - Lực của sợi dây tác dụng lên thùng hàng. - Lực của thùng hàng tác dụng lên mặt sàn. - Lực của ngón tay tác dụng lên mũ đinh. - Lực của đầu đinh tác dụng lên tấm xốp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một số HS đưa ra ý kiến, các HS khác bổ sung (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá và chốt nội dung kiến thức. - Lực của thùng hàng tác dụng lên mặt sàn. - Lực của ngón tay tác dụng lên mũ đinh. - Lực của đầu đinh tác dụng lên tấm xốp. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu thí nghiệm a. Mục tiêu: Tiến hành được thí nghiệm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến độ lún của vật trong khay thủy tinh đựng bột mịn. b. Nội dung: Học sinh tiến hành thí nghiệm và hoàn thiện Bảng 15.1. c. Sản phẩm: Kết quả thí nghiệm của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Chuẩn bị: Hai khối sắt giống nhau có dạng hình hộp chữ nhật; một khay nhựa hoặc thủy tinh trong suốt đựng bột mịn. Tiến hành: - Bố trí thí nghiệm lần lượt theo Hình 15.2 a, b, c. II. Áp suất. 1. Thí nghiệm. Chuẩn bị: Hai khối sắt giống nhau có dạng hình hộp chữ nhật; một khay nhựa hoặc thủy tinh trong suốt đựng bột mịn. 2. Cách tiến hành: SGK/65

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.