PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text GA_HĐTN12_CTST-Ban1_ Chủ đề 4. Xây dựng giá trị gia đình.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐỀ 4: XÂY DỰNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau chủ đề này, HS sẽ: - Thực hiện được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tổ chức cuộc sống gia đình và thấy được giá trị gia đình đối với cá nhân và xã hội. - Thể hiện sự chăm sóc chu đáo đến các thành viên trong gia đình. - Thể hiện sự chủ động tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình. 2. Năng lực Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực đặc thù: - Thực hiện được các nhiệm vụ trong hoàn cảnh mới. - Giải quyết được một số vấn đề về môi trường tự nhiên và xã hội phù hợp với khả năng của mình. - Lựa chọn được hoạt động thay thế cho phù hợp hơn với đối tượng, điều kiện và hoàn cảnh.
2 - Xử lí được tình huống, giải quyết vấn đề nảy sinh trong hoạt động một cách sáng tạo. 3. Phẩm chất - Nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo. - Tranh, ảnh, video, tài liệu liên quan đến chủ đề. - Giấy A0, tập giấy nhỏ, các dụng cụ để gắn, dán. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo; cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo. - Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP - Tham gia tọa đàm về vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tổ chức cuộc sống gia đình. - Thảo luận về những việc làm thể hiện sự chăm sóc chu đáo các thành viên trong gia đình. - Chủ động giải quyết và ứng xử phù hợp những vấn đề nảy sinh trong gia đình. - Chia sẻ về giá trị của gia đình đối với cá nhân và xã hội.
3 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của chủ đề. d. Nội dung: - Giới thiệu ý nghĩa chủ đề: GV đưa ra quan điểm, yêu cầu HS trình bày ý kiến của mình về quan điểm đó; GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết của chủ đề. - Định hướng nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát tranh chủ đề, đọc và nắm được các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề. c. Sản phẩm: - HS trình bày ý kiến của bản thân về quan điểm gia đình GV đưa ra. - HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề. d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Có quan điểm cho rằng “Gia đình có giá trị hình thành các hành vi, thái độ của thanh thiếu niên”. Em có đồng ý với quan điểm này không? Tại sao?
4 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc nhận định, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và nêu ý kiến của bản thân. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 1 – 2 trình bày ý kiến của bản thân về quan điểm gia đình GV đưa ra. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: + Đồng ý với quan điểm. + Giải thích: Các giá trị của gia đình có vai trò quan trọng trong việc định hình nhân cách con người, nhất là ở giai đoạn thanh thiếu niên. Khi cá nhân xác định được những giá trị gia đình tích cực thì sẽ thực hiện những việc làm phù hợp để xây dựng, giữ gìn và phát huy các giá trị đó. - GV giới thiệu về ý nghĩa của chủ đề: Lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam từ xưa đến nay đã chứng minh, đối với người Việt, quan hệ gia đình là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất. Gia đình không chỉ là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người mà còn có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển xã hội, góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.