Content text 1. CHUYÊN ĐỀ 17. PHÂN BÓN HOÁ HỌC.docx
1 CHỦ ĐỀ 17. PHÂN BÓN HOÁ HỌC A. LÝ THUYẾT I. VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN ĐỐI VỚI ĐẤT VÀ CÂY TRỒNG - Phân bón hoá học là hợp chất chứa các nguyên tố dinh dưỡng được dùng để bổ sung cho cây trồng. - Có 3 loại nguyên tố dinh dưỡng là nguyên tố đa lượng, nguyên tố trung lượng và nguyên tố vi lượng. + Phân bón chứa nguyên tố đa lượng: Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Nhóm phân bón này gồm phân đạm (bổ sung nguyên tố N), phân lân (bổ sung nguyên tố P), phân kali (bổ sung nguyên tố K). + Phân bón chứa nguyên tố trung lượng: Bổ sung các nguyên tố calcium (Ca), magnesium (Mg) và sulfur (S). Các nguyên tố này giúp cây trồng phát triển tốt hơn. + Phân bón chứa nguyên tố vi lượng: Bổ sung các nguyên tố iron (Fe), copper (Cu), manganese (Mn), boron (B), molybdenum (Mo),... Các nguyên tố này giúp cây trồng phát triển mạnh và sản phẩm thu hoạch đạt chất lượng tốt hơn. II. THÀNH PHẦN VÀ TÁC DỤNG CƠ BẢN CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN 1. Tìm hiểu phân đạm - Bổ sung nguyên tố dinh dưỡng nitrogen (N), kích thích quá trình sinh trưởng, giúp cây phát triển nhanh, tăng năng suất cây trồng. - Có ba loại phân đạm được dùng phổ biến. Chúng thường ở thể rắn, dạng hạt, màu trắng, tan tốt trong nước. Phân urea Phân đạm nitrate Phân đạm ammonium (NH 2 ) 2 CO Cung cấp N dạng ion NO 3 - Chứa ion (NH 4 + ) Ca(NO 3 ) 2 , Mg(NO 3 ) 2 ,… NH 4 Cl hoặc (NH 4 ) 2 SO 4 hay NH 4 NO 3 bón lót (*) hoặc bón thúc (**) bón thúc (**) bón thúc (**) Thích hợp nhiều loại đất, nhiều loại cây trồng Thích hợp nhiều loại đất (NH 4 ) 2 SO 4 tăng độ chua của đất, không thích hợp với đất chua, mặn (*) Bón lót là quá trình cung cấp nguồn thức ăn cho cây trước khi gieo trồng, giúp cho những hợp chất khó phân huỷ có đủ thời gian để tan rã, tạo điều kiện cho rễ cây trong quá trình sinh trưởng có thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất. (**) Bón thúc là kĩ thuật sử dụng phân bón với mục đích bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển và sinh trưởng của cây trồng. 2. Tìm hiểu phân lân - Bổ sung nguyên tố dinh dưỡng phosphorus (P) cho cây trồng dưới dạng phosphate ion hay dihydrophosphate ion.
2 - Vai trò: thúc đẩy quá trình ra rễ, tạo nhánh, phân cành, tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường; cải tạo đất chua, bạc màu. a) Phân lân nung chảy Ca 3 (PO 4 ) 2 b) Phân superphosphate Ca(H 2 PO 4 ) 2 + Phân lân nung chảy có tính kiềm, ít tan trong nước; dùng để bón lót phù hợp cho đất chua, phèn, đất đồi núi dốc; thích hợp cho lúa, ngô và cây lâu năm. + Superphosphate dễ tan trong nước, làm chua đất, dùng để bón lót hoặc bón thúc; thích hợp với cây ngắn ngày, với đất chua cần khử acid trước khi bón. 2. Tìm hiểu phân kali - Bổ sung nguyên tố dinh dưỡng potassium (K), thúc đẩy quá trình tạo ra chất đường, chất xơ, chất béo, tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây. - Trên thị trường có 2 loại phân kali: kali trắng và kali đỏ; kali đỏ chứa ion chloride (Cl – ), kali trắng chứa ion sulfate (SO 4 2– ) hoặc ion nitrate (NO 3 - ). a) Phân kali đỏ dạng bột b) Phân kali trắng Hình. Một số loại phân kali 3. Tìm hiểu phân N-P-K - Phân N-P-K là loại phân hỗn hợp thường gặp chứa ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K. - Độ dinh dưỡng của phân N-P-K bằng tỉ lệ % khối lượng của N, P 2 O 5 , K 2 O có trong phân. - Có hai loại phân N-P-K: + Phân N-P-K hỗn hợp (gồm các hạt có màu khác nhau) là sản phẩm trộn phân đạm, phân lân và phân kali theo tỉ lệ thích hợp; + Phân N-P-K phức hợp (thường là đơn màu) được sản xuất nhờ công nghệ hoá học.
3 - Vai trò: Bổ sung các nguyên tố đa lượng cho cây trồng, cung cấp các dưỡng chất, kích thích cây phát triển, tăng sức đề kháng cho cây và cải thiện độ phì nhiêu cho đất. III. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHÂN BÓN ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ SỨC KHOẺ CON NGƯỜI - Phân bón chứa các chất hoá học giúp đất màu mỡ, cây trồng phát triển. Nếu bón phân không đúng cách sẽ làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến con người, ... - Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ phân bón là bón đúng liều, đúng lúc, đúng loại phân, đúng cách. B. BÀI TẬP I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Nguyên tố dinh dưỡng mà phân đạm cung cấp đạm cho cây trồng là A. Kali. B. Carbon. C. Nitrogen. D. Phosphorus. Câu 2. Nguyên tố dinh dưỡng mà phân lân cung cấp cho cây trồng là A. Nitrogen. B. Phosphorus. C. Kali. D. Hydrogen. Câu 3. Chỉ ra các loại phân đạm: A. KCl, NH 4 NO 3 . B. Ca 3 (PO 4 ) 2 . C. (NH 2 ) 2 CO, (NH 4 ) 2 SO 4 . D. (NH 4 ) 2 HPO 4 , Ca(H 2 PO 4 ) 2 . Câu 4. Căn cứ theo nguyên tố dinh dưỡng có trong phân (NH 4 ) 2 HPO 4 thì gọi tên loại phân này là A. Đạm và kali. B. Lân và đạm. C. Kali và lân. D. Đạm, lân và kali. Câu 5. Chất không dùng làm phân bón hóa học là A. CO(NH 2 ) 2 . B. NH 4 NO 3 . C. HNO 3 . D. (NH 4 ) 2 SO 4 . Câu 6. Trong các hợp chất sau, hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học: A. CaCO 3 . B. Ca 3 (PO 4 ) 2 . C. Ca(OH) 2 . D. CaCl 2 . Câu 7. Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là A. (NH 4 ) 2 SO 4 . B. Ca(H 2 PO 4 ) 2 . C. KCl. D. KNO 3 . Câu 8. Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm? A. KCl. B. Ca 3 (PO 4 ) 2 . C. K 2 SO 4 . D. (NH 2 ) 2 CO. Câu 9. Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học là: NH 4 NO 3 và NH 4 Cl. Ta dùng dung dịch: A. NaOH. B. Ba(OH) 2 . C. AgNO 3 . D. BaCl 2 . Câu 10. Muối X là chất rắn màu trắng tan nhiều trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ cao, dùng làm phân bón cho cây trồng là A. NaCl. B. CaCO 3 . C. KNO 3 . D. MgSO 4 . Câu 11. Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất? A. NH 4 NO 3 . B. NH 4 Cl. C. (NH 4 ) 2 SO 4 . D. (NH 2 ) 2 CO. Câu 12. Nếu sử dụng cùng một khối lượng để bón cho cây thì loại phân đạm nào có hiệu quả hơn?
4 A. (NH 2 ) 2 CO. B. NH 4 NO 3 . C. (NH 4 ) 2 SO 4 . D. NH 4 Cl. Câu 13. Để có vụ mùa bội thu, một người nông dân vùng Duyên Hải miền Trung đi mua phân đạm bón cho lúa. Em có thể giúp bác nông dân đó chọn mua loại phân đạm nào sau đây là tốt nhất? A. Calcium nitrate - Ca(NO 3 ) 2 . B. Ammonium nitrate - NH 4 NO 3 . C. Ammonium sulfate - (NH 4 ) 2 SO 4 . D. Urea - (NH 2 ) 2 CO. Câu 14. Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là: A. KNO 3 , NH 4 NO 3 , (NH 2 ) 2 CO. B. KCl, NH 4 H 2 PO 4 , Ca(H 2 PO 4 ) 2 . C. (NH 4 ) 2 SO 4 , KCl, Ca(H 2 PO 4 ) 2 . D. (NH 4 ) 2 SO 4 , KNO 3 , NH 4 Cl. Câu 15. Dãy chất nào sau đây thuộc loại phân bón đơn? A. KCl , KNO 3 , NH 4 Cl. B. KCl, NH 4 Cl, Ca(H 2 PO 4 ) 2 . C. KCl; Ca(H 2 PO 4 ) 2 ; (NH 4 ) 2 HPO 4 . D. KCl, KNO 3 , Ca 3 (PO 4 ) 2 . Câu 16. Dùng Na 2 CO 3 có thể nhận biết được loại phân nào sau đây? A. KCl. B. NH 4 NO 3 . C. Ca(H 2 PO 4 ) 2 . D. (NH 2 ) 2 CO. Câu 17. Để nhận biết dung dịch NH 4 NO 3 , Ca 3 (PO 4 ) 2 , KCl người ta dùng dung dịch: A. NaOH. B. Ba(OH) 2 . C. KOH. D. Na 2 CO 3 . Câu 18. Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa: A. các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. B. nguyên tố nitrogen và một số nguyên tố khác. C. nguyên tố phosphorus và một số nguyên tố khác. D. nguyên tố kali và một số nguyên tố khác. Câu 19. Phân bón hóa học được chia thành các loại: A. đa lượng, đơn lượng, vi lượng. B. đa lượng, đơn lượng, trung lượng. C. đa lượng, trung lượng, vi lượng. D. trung lượng, vi lượng, đơn lượng. Câu 20. Phân bón đa lượng không chứa nguyên tố dinh dưỡng nào? A. N. B. P. C. S. D. K. Câu 21. Phân Urea có công thức hóa học là: A. NH 4 NO 3 . B. NH 4 Cl. C. (NH 2 ) 2 CO. D. (NH 4 ) 2 SO 4 . Câu 22. Phân bón nào không phù hợp với đất nhiễm chua và mặn? A. Ammonium sulfate ((NH 4 ) 2 SO 4 ). B. Superphosphate (có chứa Ca(H 2 PO 4 ) 2 ). C. Potassium sulfate (K 2 SO 4 ). D. Potassium chloride (KCl). Câu 23. Khối lượng của nguyên tố N có trong 100 gam (NH 4 ) 2 SO 4 là A. 42,42 g. B. 21,21 g. C. 24,56 g. D. 49,12 g.