Content text GA_DiaLi12_KNTT_ P3. BÀI 16. MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP.docx
Ngày soạn:…../…../2024 TIẾT - BÀI 16. MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của một số ngành công nghiệp: khai thác than, dầu, khí; sản xuất điện; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; dệt, may; giày dép thông qua bản đồ, bảng số liệu, tư liệu,… 2. Về năng lực: * Năng lực chung: + Giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức cá nhân/ cặp/ nhóm. + Tự chủ và tự học: Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/ nhóm. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện ra vấn đề, đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp với vấn đề. Biết xác định và làm rõ thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (SGK, bản đồ, bảng số liệu...) để giải quyết vấn đề. * Năng lực đặc thù: - Nhận thức khoa học Địa lí: + Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Sử dụng được bản đồ để xác định được tình hình phát triển, phân bố của các ngành công nghiệp. + Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí: Giải thích được các sự vật, hiện tượng; sự phân bố, đặc điểm, quá trình phát triển của các ngành công nghiệp. - Tìm hiểu địa lí: + Sử dụng các công cụ Địa lí học: tìm kiếm các thông tin văn bản phù hợp với nội dung nghiên cứu; đọc được bản đồ phân bố một số ngành công nghiệp; nhận xét, phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu thống kê về các ngành công nghiệp. + Khai thác internet phục vụ môn học: tìm kiếm, chọn lọc thông tin địa lí cần thiết từ các trang web liên quan đến các ngành công nghiệp nước ta. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế (tìm kiếm được thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu về các ngành công nghiệp Việt Nam; liên hệ thực tế địa phương để làm sáng rõ hơn kiến thức địa lí); vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn. 3. Về phẩm chất: - Giáo dục thế giới quan khoa học; ý thức, niềm tin, trách nhiệm và hành động cụ thể trong sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên (than, dầu khí, tài nguyên nước) và bảo vệ môi trường (xu hướng sản xuất xanh và tiêu dùng xanh). - Rèn luyện các đức tính chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học. - Có trách nhiệm trong phát triển công nghiệp của địa phương và đất nước. - Nhận thức đúng đắn về vai trò của công nghiệp, các lợi thế, mặt tích cực của sự phát triển nền kinh tế công nghiệp; biết ơn thế hệ đi trước đã tạo nên những thành tựu vẻ vang cho quê hương, đất nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có),...
2. Học liệu: - Bản đồ phân bố một số ngành công nghiệp Việt Nam năm 2021. - Tranh ảnh, video,... về các ngành công nghiệp. - Phiếu học tập - Đường link một số trang web để cập nhật số liệu, thông tin: + https://www.gso.gov.vn/ + http://dieutrananglucsanxuat.moit.gov.vn/HomePage.aspx,... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Lớp dạy Ngày dạy Sĩ số - Tên HS vắng Ghi chú (Tiết 1 dừng lại ở) Tiết Tiết Tiết Tiết Tiết Tiết 12 12 12 2. Hoạt động học tập: HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG XUẤT PHÁT (KHỞI ĐỘNG) a) Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho bài học, tăng sự tò mò, khám phá, giúp học sinh liên hệ bài học mới thông qua một số kiến thức thực tiễn. b) Nội dung: - Trò chơi: Ai nhanh hơn. - Chủ đề: Các sản phẩm công nghiệp gia đình và cá nhân em đang sử dụng. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh (VÍ DỤ: máy giặt, tivi, nồi cơm điện, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, khẩu trang, mũ bảo hiểm, mắt kính, đồng hồ, máy tính…) d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ, học sinh trả lời cá nhân. + Nhiệm vụ: Mỗi học sinh tự chuẩn bị 1 tờ giấy, ghi tên các sản phẩm công nghiệp gia đình và cá nhân em đang sử dụng, đánh số thứ tự cho từng sản phẩm. + Thời gian: 3 phút - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, HS suy nghĩ, tự viết tên các sản phẩm vào giấy note nhanh nhất có thể. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Hết thời gian, cá nhân học sinh chuyển kết quả liệt kê của mình cho bạn bên cạnh; GV sẽ điều khiển chấm phiếu theo số lượng sản phẩm được liệt kê, bắt đầu tính từ phiếu có nhiều sản phẩm nhất. 3 hoặc 5 học sinh có nhiều sản phẩm đúng với yêu cầu nhất sẽ được ghi điểm. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng hợp kiến thức, dẫn dắt vào bài. Nước ta có điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển một nền công nghiệp có cơ cấu ngành đa dạng. Sự phát triển của mỗi ngành công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong từng giai đoạn nhất định. Các ngành công nghiệp nước ta phát triển và phân bố như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về ngành công nghiệp khai thác than, dầu, khí a) Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của công nghiệp khai thác than, dầu, khí. b) Nội dung + HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. + HS thảo luận nhóm c) Sản phẩm: + Hoàn thành bảng học tập. + Trả lời câu hỏi của GV đưa ra. I. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC THAN, DẦU, KHÍ Khai thác than Khai thác dầu thô, khí tự nhiên Lịch sử Từ đầu thế kỉ XIX. Phát triển muộn, bắt đầu từ năm 1986. Công nghệ Tiên tiến, hiện đại, cơ giới hoá, tự động hoá đồng bộ. Khai thác dầu trong đá móng, làm lạnh sâu dòng khí nguyên liệu, nén khí thiên nhiên,... Sản lượng Không ổn định, 2021 sản lượng 48,3 triệu tấn Không ổn định, đã khai thác ở nước ngoài. Năm 2021: 9,1 triệu tấn dầu thô; 7,4 tỉ m 3 khí tự nhiên. Mục đích Chủ yếu phục vụ công nghiệp sản xuất điện và xuất khẩu. Phục vụ sản xuất điện, lọc - hoá dầu, xuất khẩu. Phân bố Tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn có ở Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang,... Dầu thô được khai thác chủ yếu ở thềm lục địa phía nam. Khí tự nhiên được khai thác chủ yếu ở các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn,... Định hướng Khai thác tiết kiệm, hiệu quả; tăng cường chế biến sâu để bảo vệ các tài nguyên của đất nước. d) Tổ chức thực hiện. - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + HS đọc nội dung mục I/SGK tr69-71, kết hợp tìm kiếm kiến thức. + Các tư liệu video, hình ảnh trực quan tổng hợp nội dung: + Than Quảng Ninh: https://www.youtube.com/watch?v=WBz932JqBYo https://www.youtube.com/watch?v=IKkeedCSCIo + Dầu khí https://www.youtube.com/watch?v=_v8Weedzl5k https://www.youtube.com/watch?v=9YPX8VeXFMo + Khai thác dầu khí: https://pgs.com.vn/vi/khai-thac-su-dung-dau-mo-va-khi-thien-nhien-o- viet-nam Bảng 16.1. SẢN LƯỢNG THAN KHAI THÁC Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2021 (Đơn vị: triệu tấn)
Năm 2000 2010 2015 2021 Sản lượng than 11,6 44,8 41,7 48,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2022) Bảng 16. SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ KHÍ TỰ NHIÊN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 -2021 Năm 2000 2005 2010 2015 2021 Sản lượng dầu thô (triệu tấn) 16,3 18,5 14,7 16,8 9,1 Sản lượng khí tự nhiên (tỉ m 3 ) 1,6 6,4 9,4 10,6 7,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2022) + GV chia lớp thành 4 nhóm, Các nhóm hoàn thành phiếu học tập. Khai thác than Khai thác dầu thô, khí tự nhiên Lịch sử Công nghệ Sản lượng Mục đích Phân bố Định hướng + Nhóm 1,3: Tìm hiểu ngành công nghiệp khai thác than. + Nhóm 2,4: Tìm hiểu ngành khai thác dầu thô, khí tự nhiên. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: các nhóm thảo luận, hoàn thành PHT trong vòng 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Hết thời gian thảo luận, trả lời PHT, các nhóm giữ nguyên vị trí, theo dõi các video được trình chiếu về khai thác than và khai thác dầu mỏ ở nước ta, nhận thông tin phản hồi từ GV, tự chỉnh sửa nội dung của nhóm; nêu ý kiến thắc mắc để được giải đáp nếu có. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV trình chiếu các hình ảnh, video liên quan nội dung bài học, cung cấp các thông tin cần hoàn thiện trong PHT, giảng giải, chốt kiến thức, học sinh hoàn thiện nội dung kiến thức vào tập ghi chép. + Ở cuối Mục I, GV giao nhiệm vụ về nhà theo “PP dạy học Dự án” cho tiết học tiếp theo. + GV nêu chủ đề Dự án: MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP. + GV chia lớp thành 6 nhóm. + Xây dựng kế hoạch Dự án: Lập nhóm, các nhóm phân công công việc, lên kế hoạch làm việc, thời gian báo cáo – 3,4 ngày (tiết tiếp theo của bài); sản phẩm dự kiến). + Xây dựng kế hoạch thực hiện (Cá nhân/ nhóm ở nhà, ở trường) + GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà. * Nhóm 1: Tìm hiểu ngành đặc điểm phát triển và phân bố công nghiệp sản xuất điện.