Content text Bài 10. SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN.doc
Trang 1 BÀI 10: ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN Mục tiêu Kiến thức + Nêu được khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. + Trình bày được cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn và đề xuất một số biện pháp bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình Kĩ năng + Nhận biết được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế. + Vận dụng kiến thức để bảo vệ được một số đồ vật kim loại trong gia đình. I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Khái niệm về sự ăn mòn kim loại. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường. 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại Ảnh hưởng của các chất trong môi trường: Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần môi trường mà nó tiếp xúc. Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn. 3. Các biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: Sơn, mạ, tráng men, bôi dầu mỡ... Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn Hợp kim inox Hợp kim CentrAl Khối lượng kim loại bị ăn mòn hằng năm trên thế giới bằng 20 - 25% khối lượng kim loại được sản xuất. Chống ăn mòn kim loại phổ biến: Bảo vệ bề mặt Bảo vệ điện hóa SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Ví dụ mẫu Nguyên nhân Do tác dụng với các chất như: O 2 , H 2 O, …và các chất khác trong môi trường. SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI Kim loại/ hợp kim Moâi tröôøng Taùc duïng hoùa hoïc Bị phá hủy Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại Các chất môi trường Không gây ăn mòn Gây ăn mòn Nhanh Chậm Nhiệt độ cao ăn mòn nhanh Các biện pháp bảo vệ kim loại Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường + Bôi dầu, mỡ + Sơn + Mạ Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn
Trang 2 Ví dụ 1: Hoá chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau một thời gian, khung kim loại bị gỉ. Hoá chất đó có thể là A. canxi oxit. B. dây nhôm. C. dầu hỏa. D. axit clohiđric. Hướng dẫn giải Nguyên nhân chính dẫn đến kim loại bị ăn mòn là do các chất trong môi trường (chủ yếu là oxi, nước...) và do nhiệt độ. Canxi oxit tạo môi trường không khí khô, dây nhôm là kim loại, dầu hỏa có khả năng cách ly kim loại/hợp kim với môi trường nên cả ba chất đều không gây ảnh hưởng, axit clohiđric dễ oxi hóa kim loại/hợp kim gây ăn mòn. Chọn D. Ví dụ 2: Trong gia đình, sau khi dùng dao xong, để bảo vệ dao tránh bị gỉ ta dùng cách A. ngâm trong nước muối một thời gian. B. rửa sạch, ngâm trong nước chanh. C. rửa sạch, lau khô. D. ngâm trong nước máy. Hướng dẫn giải Ta rửa sạch, lau khô dao để tránh cho dao tiếp xúc với các chất gây ăn mòn. Chọn C. Bài tập tự luyện dạng 1 Câu 1: Sắt tây là sắt được phủ một lớp kim loại thiếc để chống gỉ. Đây là biện pháp bảo vệ A. sơn lên bề mặt một lớp chống gỉ. B. ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường. C. chế tạo hợp kim bền. D. tráng một lớp men lên bề mặt kim loại. Câu 2: Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy A. kim loại, hợp kim dưới tác dụng vật lí của môi trường. B. kim loại bởi chất khí hay hơi nước ở nhiệt độ cao. C. kim loại do tiếp xúc với dung dịch axit. D. kim loại, hợp kim dưới tác dụng hóa học của môi trường. Câu 3: Nguyên nhân giúp các tấm tôn lợp mái nhà rất lâu mới bị gỉ là A. được làm từ sắt tráng thiếc nên bền. B. được làm từ sắt tráng kẽm nên bền. C. được sơn phủ bề mặt nên bền. D. được làm từ hợp kim bền. Câu 4: Trên khay bằng kim loại trong giá bát nhà bạn Quyên bị ướt (do một chất lỏng gây ra), sau một tháng thấy khay kim loại bị gỉ rất nhanh. Chất lỏng đó là A. nước sạch. B. nước đường. C. giấm ăn và muối ăn. D. rượu etylic. Câu 5: Có hai thanh thép như nhau, thanh thép (1) thường xuyên nung trên bếp than, thanh thép (2) để nơi khô ráo, thoát mát. Thanh thép bị ăn mòn nhanh hơn là A. thanh thép (1). B. thanh thép (2). C. cả hai thanh thép bị ăn mòn như nhau. D. cả hai thanh thép không bị ăn mòn. Câu 6: Đinh sắt, bản lề ở các cửa hàng kim khí - điện máy thường được bôi một lớp dầu mỡ để làm gì?
Trang 3 Câu 7: Vỏ tàu thủy bằng thép thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường dễ gây ăn mòn nhanh như nước biển và không khí ẩm. Để hạn chế thân tàu bị ăn mòn, nhà sản xuất đã áp dụng những biện pháp gì? Câu 8: Ghép tên các biện pháp bảo vệ phù hợp với tranh đồ vật bằng kim loại. Dựa vào đặc điểm, hãy phân loại các cách bảo vệ thành từng nhóm: Biện pháp bảo vệ a) Bôi dầu mỡ b) Sơn c) Tráng men d) Mạ e) Hợp kim Câu 9: Dây nối bằng đồng trên điện cực của bình ắcquy sau một thời gian sử dụng xuất hiện gỉ màu xanh. Giải thích hiện tượng trên. Câu 10: Chân giàn khoan bằng thép dưới đáy biển thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường dễ gây ăn mòn nhanh như nước biển,... Để hạn chế bị ăn mòn, người ta phải làm gì? ĐÁP ÁN 1 - B 2 - D 3 - B 4 - C 5 – A Câu 6: Có hai biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn: Bảo vệ bề mặt. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.
Trang 4 Do đó bôi dầu mỡ lên đinh sắt, bản lề cửa ìà biện pháp bảo vệ bề mặt, ngăn đinh sắt không tiếp xúc với các chất trong môi trường. Câu 7: Để bảo vệ vỏ tàu thủy, người ta áp dụng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau ví dụ như lắp những tấm kẽm ở thân tàu, sơn phủ chống ăn mòn bên ngoài... Câu 8: 1 - d; 2 - e; 3 - b; 4 - b; 5 - a; 6 - c Câu 9: Dây nối bằng đồng này thường xuyên tiếp xúc với oxi trong không khí và với môi trường axit dễ gây ăn mòn tạo gỉ đồng có màu xanh. Câu 10: Để bảo vệ chân giàn khoan dưới đáy biển, người ta áp dụng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau ví dụ như lắp những tấm kẽm ở chân giàn khoan, sơn phủ chống ăn mòn bên ngoài...