Content text BÀI 14. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ LK KIM LOẠI TÍNH CHẤT KIM LOẠI.docx
CHƯƠNG 6: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI Bài 14: Tốc độ phản ứng Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học - Lớp: 12. Thời gian thực hiện: …. tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại. - Nêu được đặc điểm của liên kết kim loại. - Giải thích được một số tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim). - Trình bày được ứng dụng từ tính chất vật lí chung và riêng của kim loại. - Sử dụng bảng giá trị thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hoá – khử phổ biến của ion kim loại/ kim loại (có bổ sung thế điện cực chuẩn các cặp: H 2 O/OH - + 1/2H 2 ; 2H + /H 2 ; SO 4 2- + 4H + / SO 2 + 2H 2 O) để giải thích được các trường hợp kim loại phản ứng với dung dịch HCl, H 2 SO 4 loãng và đặc; nước; dung dịch muối. - Trình bày được phản ứng của kim loại với phi kim (chlorine, oxygen, lưu huỳnh) và viết được các phương trình hoá học. - Thực hiện được một số thí nghiệm của kim loại tác dụng với phi kim, acid (HCl, H 2 SO 4 ), muối. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo, tính chất kim loại và liên kết kim loại. - Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày được đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học liên quan đến tính chất kim loại để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 2.1. Năng lực hoá học - Nhận thức hoá học: Nêu được đặc điểm của liên kết kim loại; Trình bày được đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại. - Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Ứng dụng từ tính chất vật lí chung và riêng của kim loại; Trình bày được phản ứng của kim loại với phi kim (chlorine, oxygen, lưu huỳnh) và viết được các phương trình hoá học; Thực hiện được một số thí nghiệm của kim loại tác dụng với phi kim, acid (HCl, H 2 SO 4 ), muối. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được một số tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim); Sử dụng bảng giá trị thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hoá – khử phổ biến của ion kim loại/kim loại (có bổ sung thế điện cực chuẩn các cặp: H 2 O/OH - + 1/2H 2 ; 2H + /H 2 ) để giải thích được các trường hợp kim loại phản ứng được với dung dịch HCl, H 2 SO 4 loãng và đặc, nước, dung dịch muối. 3. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Hình ảnh, video về các thí nghiệm chứng minh tính chất của kim loại; dụng cụ, hoá chất để thực hiện các thí nghiệm trong bài. - Phiếu học tập, phiếu đánh giá HS. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu - Xác định được nội dung sẽ học trong bài là đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại, tính chất kim loại. - Tạo tâm thế sẵn sàng tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ được giao để trả lời được câu hỏi đặt ra ở tình huống khởi động. b) Nội dung: Tổ chức cho HS trò chơi “Nhà thông thái”. Luật chơi: Có 05 câu hỏi thử thách kiến thức của các em HS. Khi GV đọc câu hỏi, cả lớp hãy giơ tay phất cờ (hoặc giơ tay không) tương ứng với đáp án đúng của câu hỏi như sau: Đáp án A – cờ màu đỏ; Đáp án B – cờ màu xanh. Câu 1: Đây là kim loại dẻo nhất, thường được sử dụng làm đồ trang sức: A. Gold (Vàng) B. Copper (Đồng) Câu 2: Đây là kim loại thường được sử dụng làm thước, móc quần áo, nồi: A. Zink B. Aluminium Câu 3: Đây là kim loại dẫn điện tốt, thường được sử dụng làm dây dẫn điện: A. Copper (Đồng) B. Iron (Sắt) Câu 4: Hợp kim của kim loại này thường được sử dụng làm bàn ghế, kệ sắt, móc treo, bồn rửa, thùng rác, máy móc thiết bị gia đình như máy giặt, máy xay, máy cắt, cầu thang, cầu vượt, cầu đi bộ,… A. Iron (Sắt) B. Silver (Bạc) Câu 5: Đây là kim loại có vai trò quan trọng đối với cơ thể người, giúp tăng chắc khỏe xương, duy trì hàm răng khỏe mạnh: A. Sodium B. Calcium c) Sản phẩm: HS trả lời được các nội dung câu hỏi mà GV đưa ra trong trò chơi. d) Tổ chức thực hiện - Giao nhiệm vụ học tập: Tổ chức trò chơi “ Nhà thông thái”.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia chơi trò chơi và trả lời câu hỏi của GV. - Báo cáo, thảo luận: HS ngồi tại chỗ phất cờ tương ứng với câu hỏi. - Kết luận, nhận định: GV nhận xét, tuyên dương khích lệ HS. Đồng thời dẫn dắt học sinh vào bài mới: “Như vậy, Kim loại có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống. Vậy kim loại có cấu tạo nguyên tử như thế nào? Có những tính chất vật lý, hóa học ra sao? Chúng ta cùng nghiên cứu trong bài học hôm nay”. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại Mục tiêu: - Dựa vào thông tin được cung cấp trong SGK, GV hướng dẫn HS nêu được đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại, đặc điểm cấu tạo tinh thể kim loại và đặc điểm của liên kết kim loại. - Thông qua việc hình thành kiến thức mới, HS phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù. Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Giao nhiệm vụ học tập: - GV chia lớp thành 06 nhóm, yêu cầu HS thảo luận hoàn thành PHT số 1 trong thời gian 6 phút: Thực hiện nhiệm vụ học tập: – HS thảo luận theo nhóm được phân công và đưa ra câu trả lời theo mẫu trong Phiếu học tập số 1. – GV theo dõi, đôn đốc nhắc nhở HS tích cực tham gia vào hoạt động nhóm để đưa ra câu trả lời. Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV thu Phiếu học tập của HS, sử dụng phương pháp đánh giá đồng đẳng chéo giữa các cặp bằng cách GV chữa bài, đưa ra thang điểm chấm để các nhóm đánh giá lẫn nhau. - HS nhận xét, bổ sung, đánh giá Phiếu học tập số 1 của một số nhóm đại diện (có thể bốc thăm hoặc theo chỉ định của GV). PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhóm: ……………. 1. Hãy nêu nhận xét chung về số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại Na, Mg, Al, Fe, Cu, Zn. Trả lời: Đa số các nguyên tử kim loại có số electron ở lớp ngoài cùng là 1, 2, 3. 2. Điền các từ còn thiếu vào chỗ “….” Trả lời: Ở nhiệt độ thường, trừ thủy ngân ở thể lỏng, các kim loại khác ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể . Trong tinh thể kim loại, ion kim loại nằm ở các nút mạng, các electron hóa trị chuyển động tự do. 3. Nêu khái niệm liên kết kim loại Trả lời: Trong tinh thể kim loại, lực hút tĩnh điện giữa các ion dương ở nút mạng với các electron hóa trị chuyển động tự do tạo nên liên kết kim loại. 4. So sánh liên kết kim loại với liên kết ion và
Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận. - GV có thể mở rộng: Giới thiệu một số cấu trúc mạng tinh thể kim loại phổ biến như SGK đề cập. liên kết cộng hoá trị bằng cách chọn các miếng dán phù hợp vào các bảng dưới đây. a) So sánh liên kết kim loại với liên kết ion Liên kết kim loại Liên kết ion Giố ng nha u Đều là liên kết được sinh ra bởi lực hút tĩnh điện. Khá c nha u Lực hút tĩnh điện sinh ra do các electron tự do trong kim loại và ion dương kim loại. Do lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu. b) So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị Liên kết kim loại Liên kết cộng hóa trị Giố ng nha u Cả 2 liên kết có sự dùng chung electron.