Content text 29. Bai 5 Mot so hop chat cua Nitrogen - CD. Ngo Thi Hong Nhung.docx
Dự án soạn 10 câu trắc nghiệm Đ/S và 10 câu trả lời ngắn theo từng bài hóa học 11 -CD Xem thêm tại Website VnTeach.Com https://www.vnteach.com BÀI 5: MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NITROGEN 10 Câu trắc nghiệm đúng sai. Câu 1. Từ công thức Lewis và dạng hình học (hình chóp tam giác) của phân tử NH 3 được thể hiện hình dưới đây. Hãy cho biết, phân tử ammonia có những tính chất vật lí nào? a. Ở điều kiện thường, ammonia ít tan trong nước. b. Các liên kết N-H là liên kết cộng hóa trị phân cực. c. Các phân tử ammonia dễ tạo liên kết hydrogen với nhau và với phân tử nước. d. Ở điều kiện thường, ammonia là chất khí không màu, có mùi khai, xốc và độc. Câu 2. Tính chất hóa học của ammonia là: a. Tính base của ammonia là do trên nguyên tử nitrogen còn cặp electron hóa trị riêng. b. Theo thuyết Brosted-Lowry, ammonia là một acid. c. Khi tan trong nước, ammonia nhường H + của nước tạo thành ion ammonium (NH 4 + ). d. Dung dịch ammonia có tính base yếu, làm quỳ tím hóa xanh. Câu 3. Ammonia thể hiện tính khử là do: a. Nguyên tử N trong phân tử NH 3 có số oxi hóa -3, là số oxi hóa thấp nhất của nguyên tử nitrogen trong các hợp chất. b. Ammonia thể hiện tính khử khi phản ứng với một số chất có tính oxi hóa. c. Khi đun nóng hỗn hợp ammonia và oxygen trong bình kín ở nhiệt độ 800-900 o C thì sinh ra khí NO 2 . d. Dùng ammoinia tẩy rửa lớp copper(II) oxide ohur trên bề mặt kim loại đồng, tạo ra kim loại, nước và khí nitrogen. Câu 4. Phân tử NH 3 đóng vai trò là chất khử trong phản ứng: a. 2NH 3 + H 2 O 2 +MnSO 4 → MnO 2 + (NH 4 ) 2 SO 4 b. 2NH 3 + 3Cl 2 → N 2 + 6HCl c. 4NH 3 + 5O 2 → 4NO + 6H 2 O d. 2NH 3 + 2 Na → 2NaNH 2 + H 2 Câu 5. Mỗi năm có hàng trăm triệu tấn ammonia được sản xuất trên toàn cầu. Ứng dụng của ammonia là: a. Sản xuất phân đạm, cung cấp nguyên tố nitrogen cho cây trồng và sản xuất nitric acid (HNO 3 ) b. Sử dụng làm dung môi để hòa tan một số chất. c. Sử dụng để làm lạnh nhanh, bảo quản thực phẩm. d. Sản xuất một số chất gây nổ sử dụng trong khai thác quặng mỏ như NH 4 NO 3 . Câu 6. Khi làm lạnh hỗn hợp khí gồm ammonia, hydrogen và nitrogen thì ammonia sẽ hoá lỏng trước. Tính chất vật lí nào của các chất giúp giải thích hiện tượng trên? a. Ammonia hóa lỏng ở nhiệt độ (-33,3°C) cao hơn hydrogen (-252,87°C) và nitrogen (-196°C) b. Liên kết N-H là liên kết công hóa trị phân cực c. liên kết giữa phân tử H 2 và N 2 là liên kết không phân cực bền vững hơn. d. Ammonia tan nhiều trong nước vì tạo được liên kết hydrogen với nước. Câu 7. Muối ammonium là các hợp chất có chứa ion ammonium (NH4+) và gốc acid. Vậy muối ammonium có những tính chất nào dưới đây? a. Muối amoni bền với nhiệt. b. Các muối amoni đều là chất điện li mạnh. c. Hầu hết các muối amoni đều tan tốt trong nước.
Dự án soạn 10 câu trắc nghiệm Đ/S và 10 câu trả lời ngắn theo từng bài hóa học 11 -CD Xem thêm tại Website VnTeach.Com https://www.vnteach.com d. Các muối amoni không bị thủy phân trong nước. Câu 8. HNO 3 tác dụng được với tất cả các chất nào trong các dãy sau: a. BaO, CO 2 . b. Al, Na 2 CO 3 . c. Na 2 O, Na 2 SO 4 . d. Cu, MgO. Câu 9. Nitric acid (HNO 3 ) là chất lỏng không màu, có tính acid mạnh, tính oxi hóa mạnh và có nhiều ứng dụng trong đời sống như: a. Điều chế phân đạm NH 4 NO 3 , Ca(NO 3 ) 2 . b. Sản xuất dược phẩm, thuốc nổ, thuốc nhuộm. c. Làm gia vị cho thực phẩm. d. Sản xuất khí NO 2 và N 2 H 4 . Câu 10. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen có giá trị âm nhưng vì sao quá trình Haber lại chọn nhiệt độ phản ứng khá cao, vào khoảng 400 °C – 600 °C? a. Phản ứng thuận tỏa nhiệt (H < 0). b. Phản ứng thuận thu nhiệt (H > 0). c. Giảm nhiệt độ để phản ứng xảy ra theo chiều thuận. d. Tăng nhiệt độ để phản ứng xảy ra theo chiều thuận. 10 Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn Câu 1. Xác định số oxi hóa của nitrogen trong các chất sau: NH 3 , N 2 . N 2 O. NO, NO 2 , HNO 3 . Câu 2. Xác định hệ số cân bằng của HNO 3 trong phản ứng: Cu+ HNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + NO + H 2 O Câu 3. Cho 100ml dung dịch NaOH 2M phản ứng hết với dung dịch NH 4 Cl dư thu được V(l) khí đktc. Tính V. Câu 4. Dẫn 1,344 lít NH 3 vào bình chứa 0,672 lít khí Cl 2 . Tính khối lượng muối NH 4 Cl tạo thành. Câu 5. Phú dưỡng là hệ quả sau khi ao ngòi, song hồ nhận quá nhiều các nguồn thải chứa các chất dinh dưỡng chứa nguyên tố nitrogen, phosphorus. Khi hàm lượng nitrogen và phosphorus vượt quá ngưỡng nào thì xảy ra hiện tượng phú dưỡng? Câu 6. Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO 3 loãng thì thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Xác định giá trị của m. Câu 7. Hòa tan 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO 3 thu được hỗn hợp khí NO và N 2 O có tỉ khối hơi đối với hidrogen bằng 16,75 và dung dịch chỉ chứa muối kim loại. Tính thể tích NO và N 2 O thu được ở đktc. Câu 8. Quá trình đốt cháy nhiên liệu trong ô tô sinh ra nhiều khi như SO 2 , CO, NO. Từ năm 1975, người ta thiết kế “bộ chuyển đổi xúc tác” trong hệ thống xả khí của ô tô (và cả trong máy phát điện) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng: 2CO(g) + 2NO(g) → 2CO 2 (g) + N 2 (g) Giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g), NO(g), CO 2 (g) lần lượt là 110,5; 91,3; –393,5 (kJ mol −1 ). Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên. Phản ứng này có thuận lợi về mặt năng lượng không? Giải thích.
Dự án soạn 10 câu trắc nghiệm Đ/S và 10 câu trả lời ngắn theo từng bài hóa học 11 -CD Xem thêm tại Website VnTeach.Com https://www.vnteach.com Câu 9. Cho 4 lít N 2 và 14 lít H 2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là bao nhiêu? Câu 10. Ở 472 °C, hằng số cân bằng của phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen theo quá trình Haber là K c = 0,105. Giả sử, kết quả phân tích cho thấy tại thời điểm cân bằng, nồng độ của nitrogen và hydrogen trong buồng phản ứng lần lượt là 0,1806 M và 0,0603 M. Hãy tính nồng độ mol của ammonia có trong buồng phản ứng tại thời điểm cân bằng. ĐÁP ÁN 10 Câu trắc nghiệm đúng sai. Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 A S 6 A Đ B Đ B Đ C Đ C Đ D Đ D S 2 A Đ 7 A S B S B Đ C S C Đ D Đ D S 3 A Đ 8 A S B Đ B Đ C S C S D Đ D Đ 4 A Đ 9 A Đ B Đ B Đ C Đ C S D S D S 5 A Đ 10 A Đ B Đ B S C S C Đ D Đ D S ĐÁP ÁN 10 Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn Câu Đáp án Câu Đáp án 1 -3, 0, +1, +2, +4, +5 6 1,12g 2 8 7 2,016 lít và 0,672 lít. 3 4,48 (l). 8 -248,2 kJ mol −1 4 2,14 gam 9 0,8 lít 5 Nitrogen 300 µg/l Phosphorus20 µg/l 10 6,79.10 −4 M GIẢI CHI TIẾT 10 Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn Câu 1. Số oxi hóa của nitrogen lần lượt trong các chất là: -3, 0, +1, +2, +4, +5. Câu 2. Các bước cân bằng Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa, từ đó xác định chất oxi hóa – khử:
Dự án soạn 10 câu trắc nghiệm Đ/S và 10 câu trả lời ngắn theo từng bài hóa học 11 -CD Xem thêm tại Website VnTeach.Com https://www.vnteach.com Chất khử: Cu; chất oxi hóa: HNO 3 đặc. Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hóa, quá trình khử - Quá trình oxi hóa: - Quá trình khử: Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa Bước 4: Điền hệ số của các chất có mặt trong phương trình hóa học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế. Cu + 4HNO 3 đặc → Cu(NO 3 ) 2 + 2NO 2 + 2H 2 O Câu 3. n NaOH = C M V= 20,1= 0,2 mol. PTHH: NaOH + NH 4 Cl NaCl + NH 3 + H 2 O 0,2 0,2 V NH3 = n22,4= 0,222,4= 4,48 (l). Câu 4. n NH3 = V/22,4= 0.06 mol; n Cl2 = m/M= 0,03 mol. PTHH: 2NH 3 + 3Cl 2 → N 2 + 6HCl Ban đầu: 0,06 0,03 → 0,06 mol (So sánh: > ) Phản ứng: 0,02 0,03 NH 3 + HCl → NH 4 Cl 0,02 0,02 m NH4Cl = nM= 0,02 53,5= 2,14 g. Câu 5. Thông thường, khi hàm lượng Nitrogen 300 µg/l và Phosphorus20 µg/l trong nước thì xảy ra hiện tượng phú dưỡng. Câu 6. n NO = V/22,4= 0,02 mol Quá trình nhường e Fe 0 →Fe +3 + 3e 0,02 0,06 Quá trình nhận e N +5 +3e →N +2