PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Lớp 12. Đề KT chương 2 (Đề 3).docx

1 ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 – CHƯƠNG 2 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho biết nguyên tử khối của H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Ca = 40. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Carbohydrate nhất thiết phải chứa nhóm chức của A. alcohol. B. ketone. C. amine. D. aldehyde. Câu 2. Glucose là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm. Số nguyên tử oxygen trong phân tử glucose là A. 6. B. 11. C. 5. D. 12. Câu 3. Cellulose có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi đơn vị C 6 H 10 O 5 có 3 nhóm OH, nên có thể viết là A. [C 6 H 5 O 2 (OH) 3 ] n . B. [C 6 H 8 O 2 (OH) 3 ] n . C. [C 6 H 7 O 2 (OH) 3 ] n . D. [C 6 H 7 O 3 (OH) 2 ] n . Câu 4. Cellulose không có tính chất nào sau đây? A. Tan trong nước Schweizer. B. Phản ứng tạo màu xanh tím với iodine. C. Phản ứng với nitric acid tạo cellulose nitrate. D. Thuỷ phân hoàn toàn tạo glucose. Câu 5. Carbohydrate nào sau đây kém tan trong nước lạnh nhưng tan được trong nước nóng tạo dung dịch keo, nhớt? A. Glucose. B. Tinh bột. C. Cellulose. D. Saccharose. Câu 6. Đồng phân của glucose là A. saccharose. B. cellulose. C. fructose. D. maltose. Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về saccharose? A. Chất rắn, có vị ngọt và tan ít trong nước. B. Có nhiều trong cây mạch nha nên còn gọi là đường mạch nha. C. Có nhiều trong mầm lúa mạch. D. Được dùng làm chất tạo ngọt trong sản xuất thực phẩm. Câu 8. Trong điều kiện thích hợp, glucose được lên men tạo thành khí CO 2 và chất nào dưới đây? A. C 2 H 5 OH. B. H 2 O. C. HCOOH. D. CH 3 CHO. Câu 9. Ở trạng thái rắn, glucose chủ yếu tồn tại ở dạng mạch vòng -glucose. Công thức cấu trúc nào dưới đây là của -glucose? A. . B. . C. . D. . Câu 10. Cho các phát biểu sau: (a) Ở điều kiện thường, maltose là chất rắn, có vị ngọt và dễ tan trong nước. (b) Saccharose bị hóa đen khi tiếp xúc với sulfuric acid đặc. (c) Trong công nghiệp thực phẩm, saccharose được dùng làm chất làm ngọt. (d) Thủy phân hoàn toàn maltose chỉ thu được glucose. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 11. Chất nào dưới đây là một disaccharide? A. Glucose. B. Cellulose. C. Maltose. D. Fructose. Mã đề thi: 223
2 Câu 12. Cho dung dịch saccharide sau: fructose, glucose, saccharose. Để phân biệt saccharide này không thể chỉ dùng các thuốc thử nào sau đây? A. Nước bromine và dung dịch acid. B. Thuốc thử Tollens và nước bromine. C. Nước bromine và dung dịch kiềm. D. Nước bromine và Cu(OH) 2 /NaOH (t o ). Câu 13. Khi tồn tại ờ dạng mạch vòng, các carbohydrate có vị ngọt và có nhóm OH hemiacetal hoặc OH hemiketal trong phân từ được gọi là đường khử; ngược lại khi phân tử các chất này không có nhóm-OH hemiacetal hoặc OH hemiketal, chúng được gọi là đường không có tính khử. Trong các đường saccharose, maltose, glucose, fructose, đường không có tính khử là A. saccharose. B. glucose. C. maltose. D. fructose. Câu 14. Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. glucose và fructose. B. saccharose và glucose. C. saccharose và cellulose. D. fructose và saccharose. Câu 15. Cho các nhận định sau: (a) Khi nhỏ dung dịch glucose vào nước bromine thấy màu của dung dịch nhạt dần. (b) Ngâm ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm glucose và AgNO 3 /NH 3 trong nước nóng, thấy có kết tủa Ag bám trên thành ống nghiệm. (c) Trong công nghiệp, người ta không dùng glucose để tráng bạc mà dùng hỗn hợp thu được sau khi thủy phân tinh bột hoặc thủy phân saccharose. (d) Có thể dùng dung dịch AgNO 3 /NH 3 (thuốc thử Tollens) để phân biệt glucose và fructose. Số nhận định sai là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 16. Thủy phân 1,71 gam saccharose với hiệu suất 75%, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 1,62. B. 0,81. C. 3,24. D. 1,08. Câu 17. Polysaccharide mạch phân nhánh, có nhiều trong các loại ngũ cốc, thường được sử dụng làm lương thực là A. cellulose. B. amylose. C. amylopectin. D. glycogen. Câu 18. Phát biểu nào sau đây là không đúng về carbohydrate? A. Sợi bông là cellulose gần như tinh khiết. Cellulose có công thức phân tử là (C 6 H 10 O 5 ) n với n có giá trị hàng trăm. B. Phân tử cellulose gồm các đơn vị glucose liên kết với nhau bằng liên kết -1,4-glycoside tạo thành mạch dài. C. Trong tự nhiên, saccharose có nhiều trong cây mía hoặc củ cải đường, quả thốt nốt. D. Phân tử saccharose gồm một đơn vị glucose và một đơn vị fructose liên kết với nhau bằng liên kết -1,2-glycoside. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Tinh bột là loại lương thực quann trọng và là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bánh, kẹo, rượu, bia,… . Cellulose là loại vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất tơ visco. a. Dung dịch hồ tinh bột tạo với iodine hợp chất màu xanh tím. Cellulose không có tính chất này. b. Tinh bột và cellulose có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. c. Tinh bột và cellulose cùng có công thức phân tử dạng (C 6 H 10 O 5 ) n nhưng không phải là đồng phân của nhau. d. Thủy phân hoàn toàn tinh bột, cellulose đều thu được sản phẩm là glucose. Câu 2. Cho các phát biểu sau: a. Maltose và saccarose đều có công thức phân tử là C 12 H 22 O 11 .
3 b. Ở dạng mạch hở, phân tử glucose và fructose đều có 5 nhóm hydroxy và 1 nhóm carboxyl. c. Trong môi trường kiềm, glucose và fructose có thể chuyển hóa lẫn nhau. d. Ở dạng mạch vòng, phân tử saccharose và maltose đều có 7 nhóm hydroxy. Câu 3. Cho các carbohydrate sau: glucose, fructose, saccharose và cellulose. a. Cả bốn chất đều tan trong nước. b. Chỉ có hai chất có thể bị thuỷ phân. c. Cả bốn chất đều phản ứng với Cu(OH) 2 . d. Trừ cellulose, ba chất còn lại đều có phản ứng tráng bạc. Câu 4. Cho các mô tả về một số thí nghiệm sau đây: a. Cho một ít tinh bột vào bát sứ đựng nước lạnh, khuấy đều, để lắng thấy có chất rắn ở dưới đáy bát. Đun nóng bát này và khuấy đều thấy thu được chất lỏng sệt. b. Cho dung dịch glucose vào ống nghiệm đựng Cu(OH) 2 trong dung dịch NaOH, lắc nhẹ thấy chất rắn tan đần, thu được dung dịch màu xanh lam đậm. Đun nhẹ ống nhiệm, thấy có kết tủa màu nâu đỏ. c. Cho dung dịch saccharose vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO 3 /NH 3 , đun nhẹ thấy có kết tủa Ag xuất hiện. d. Đun sôi dung dịch saccharose trong ống nghiệm có pha mấy giọt acid HCl, sau đó để nguội. Rót dung dịch này vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư, đun nhẹ thấy có kết tủa Ag bám vào thành ống nghiệm. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Ở trạng thái tinh thể, phân tử frutose tồn tại ở dạng mạch vòng có mấy cạnh? Câu 2. Cho các hợp chất sau: glycerol, lipid, fructose, saccharose, maltose, tinh bột, cellulose. Có bao nhiêu hợp chất khi thuỷ phân hoàn toàn chỉ tạo glucose? Câu 3. Cho các chất sau: glucose, fructose, maltose, saccharose và tinh bột. Trong số các chất trên, có bao nhiêu chất vừa tạo phức màu xanh lam với Cu(OH) 2 /NaOH, vừa tạo kết tủa Ag với thuốc thử Tollens? Câu 4. Đem thuỷ phân 1 kg tinh bột sắn (khoai mì) chứa 80% tinh bột trong môi trường acid. Nếu hiệu suất phản ứng là 37,5%, thì khối lượng glucose thu được sau phản ứng là bao nhiêu gam? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). Câu 5. Từ 10 kg gạo nếp (có 75% tinh bột), khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít cồn 96 o ? Biết rằng hiệu suất của quá trình lên men đạt 40% và khối lượng riêng của C 2 H 5 OH là D = 0,789 g/mL. (Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm). Câu 6. Phản ứng quang hợp glucose trong cây xanh như sau: o 2261262r2986CO 6HO  CHO 6OH2813kJ; Trong một phút, mỗi cm 2  lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucose. Với một ngày nắng (từ 6h đến 17h), diện tích lá xanh là 1 m 2  thì khối lượng glucose tổng hợp được bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
4 ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 – CHƯƠNG 2 MÔN: HÓA HỌC Phần I: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 10 C 2 A 11 C 3 C 12 C 4 B 13 A 5 B 14 D 6 C 15 B 7 D 16 A 8 A 17 C 9 B 18 D Phần II: Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm; Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a Đ 3 a S b S b Đ c Đ c S d Đ d S 2 a Đ 4 a Đ b S b Đ c Đ c S d S d Đ Phần III: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 5 4 333 2 3 5 2,25 3 3 6 88,3

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.