PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ 6 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 (FORM 2025 3 phần).docx


Câu 12. Khi kim loại bị ăn mòn, luôn xảy ra quá trình nào sau đây? A. Oxi hoá kim loại thành ion kim loại. B. Khử ion kim loại thành kim loại. C. Khử oxygen trong không khí. D. Khử kim loại thành ion kim loại. Câu 13. Khi sử dụng dung dịch potassium hydroxide để nhận biết các dung dịch riêng biệt copper(ll) sulfate và iron(ll) sulfate, hiện tượng quan sát được như sau: (a) Đều tạo thành kết tủa màu xanh. (b) Có kết tủa bị chuyển dần sang màu nâu đỏ. (c) Các dung dịch loãng của copper(ll) sulfate và iron(ll) sulfate đều có màu xanh dương. (d) Nhỏ đến dư dung dịch potassium hydroxide vào dung dịch copper(ll) sulfate sẽ thu được dung dịch trong suốt có màu xanh. Số hiện tượng đúng là A. 1 B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14. Hang Sơn Đoòng tại tỉnh Quảng Bình, Việt Nam là hang động tự nhiên lớn nhất và có thạch nhũ đẹp nhất thế giới.... Thạch nhũ tăng kích thước với tốc độ 0,13 – 3mm mỗi năm. Thạch nhũ trong hang động được tạo thành bởi phản ứng nào sau đây? A. Ca(HCO 3 ) 2 ⇌ CaCO 3 + CO 2 + H 2 O. B. Ca(OH) 2 + CO 2 → CaCO 3 + H 2 O. C. CaCO 3 + CO 2 + H 2 O ⇌ Ca(HCO 3 ) 2 . D. CaCl 2 + Na 2 CO 3 → CaCO 3 + 2NaCl. Câu 15. Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều thuộc chu kì nào sau đây? A. Chu kì 3. B. Chu kì 5. C. Chu kì 2. D. Chu kì 4. Câu 16. Dãy các kim loại nào sau đây có thể tách ra bằng phương pháp thủy luyện? A. Mg, Fe, Pb. B. Pb, Zn, Ba. C. Al, Ag, K. D. Au, Cu, Ag. Câu 17. Phức chất [Cu(H 2 O) 6 ] 2+ có màu xanh; phức chất [Cu(NH 3 ) 4 (H 2 O) 2 ] có màu xanh lam và phức chất [CuCl 4 ] 2- có màu vàng. Màu sẳc của ba phức chất khác nhau là do chúng khác nhau về A. nguyên tử trung tâm. B. phối tử. C. cả nguyên tử trung tâm và phối tử. D. số lượng phối tử. Câu 18. Cationite là một loại nhựa trao đổi cation được sử dụng để loại bỏ ion Ca 2+ , Mg 2+ . Khi nước cứng đi qua cột nhựa, các ion Ca 2+ , Mg 2+ (kí hiệu chung là M 2+ ) sẽ được giữ lại và thay thế bằng các ion H + , Na + theo phản ứng sau: M 2+ +2R-SO 3 X  (R-SO 3 ) 2 M + 2X + (X + là H + hoặc Na + ) Một loại cationite có % khối lượng lượng sulfur là 8,0% được sử dụng để loại bỏ các ion Mg 2+ , Ca 2+ trong nước cứng. Giả sử một cột nhựa trao đổi ion trong thiết bị lọc nước gia đình có khối lượng cationite là 1,2 kg thì số mol Mg 2+ , Ca 2+ tối đa có thể được loại bỏ là A. 1,5 mol. B. 3,0 mol. C. 2,0 mol. D. 3,2 mol. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Phức chất X có công thức cấu tạo như hình dưới đây:
a) Phức chất X thuộc loại phức bát diện. b) Công thức của phức chất X là [Cr(O 4 C 2 ) 3 ] 3– . c) Số oxi hoá của nguyên tử trung tâm trong phức chất X là +3. d) Trong phức chất X nguyên tử trung tâm chronium liên kết với 3 phối tử oxalato (C 2 O 4 2- ). Câu 2. Cho thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hoá – khử ở bảng sau: Cặp oxi hóa – khử Na + /Na Zn 2+ /Zn Fe 2+ /Fe 2H + /H 2 Cu 2+ /Cu Fe 3+ /Fe 2+ Ag + /Ag o oxh/kE(V) –2,71 –0,76 –0,44 0,00 +0,34 +0,77 +0,80 a) Ở điều kiện chuẩn, tính khử của Na < Zn < Cu < Ag. b) Kim loại Cu khử được ion Fe 3+ trong dung dịch thành kim loại. c) Các kim loại Fe, Cu, Ag đều không tan được trong dung dịch HCl 1 M. d) Trong công nghiệp, các kim loại Na, Zn, Fe được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy. Câu 3. Độ tan (g/100 g nước) của một số muối trong nước ở 20 o C : Anion Cation NO 3 - SO 4 2- CO 3 2- Be 2+ 108,00 39,10 Phân huỷ Mg 2+ 69,50 33,70 1,00.10 -2 Ca 2+ 130,95 0,24 1,30.10 -3 Sr 2+ 69,55 1,30.10 -2 1,00.10 -3 Ba 2+ 9,02 1,04.10 -5 5,08.10 -5 a) Muối nitrate của kim loại nhóm IIA có độ tan lớn hơn muối sulfate cúa kim loại nhóm IIA. b) Nhỏ dung dịch Ba(NO 3 ) 2 bão hoà vào dung dịch MgSO 4 bão hoà, xuất hiện kết tủa BaSO 4 . c) Nhỏ dung dịch CaCO 3 bão hoà vào dung dịch BaSO 4 bão hoà, xuất hiện kết tủa CaSO 4 . d) Nhỏ từ từ dung dịch H 2 SO 4 loãng vào dung dịch chứa Ba 2+ và Ca 2+ cùng nồng độ mol, kết tủa CaSO 4 xuất hiện trước. Câu 4. Để xác định hàm lượng Fe 2+ trong một lọ muối Mohr (có công thức (NH 4 ) 2 SO 4 .FeSO 4 .6H 2 O) người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Cân 5,00 gam muối rồi hoà tan vào nước, thêm tiếp 5 mL dung dịch H 2 SO 4 20% rồi cho nước cất vào để được 100 mL dung dịch (kí hiệu là dung dịch X). Lấy 10 mL dung dịch X đem chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn KMnO 4 0,02 M thì thấy hết 10 mL. a) Phương trình phản ứng chuẩn độ là: 6FeSO 4 + 2KMnO 4 + 4H 2 SO 4 → 3Fe 2 (SO 4 ) 3 + K 2 SO 4 + 2MnO 2 + 4H 2 O. b) Thời điểm kết thúc chuẩn độ là lúc dung dịch xuất hiện màu hồng và tồn tại khoảng 20 giây. c) Khi để trong không khí lâu ngày thì hàm lượng FeSO 4 trong muối Mohr sẽ không thay đổi. d) Hàm lượng Fe 2+ trong mẫu muối Mohr đem phân tích ở trên là 8,4%. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Số hiệu nguyên tử của manganese là 25. Số electron hoá trị của manganese là bao nhiêu? Câu 2. Một nhà máy nung vôi công nghiệp, mỗi ca sản xuất có thể tạo ra 42 tấn vôi sống và sử dụng hết 10 tấn than đá (loại có chứa 84% carbon về khối lượng, còn lại là chất trơ) để làm nhiên liệu. Tính tổng

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.