Content text Kĩ năng đọc hiểu văn bản thể loại truyện
- Bày tỏ sự đồng tình/không đồng tình với những vấn đề đặt ra trong văn bản và lí giải. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của văn bản hoặc một phương diện nào đó của văn bản theo quan điểm của cá nhân. B. Những kĩ năng đọc hiểu văn bản thể loại truyện (1) Kỹ năng “đánh dấu và ghi chú bên lề”: Gạch chân dưới những từ ngữ, chi tiết quan trọng trong văn bản và ghi chú bên cạnh giúp dễ dàng tiếp cận nội dung của văn bản hơn. (2) Tóm tắt nội dung văn bản - Đọc kĩ, tóm tắt truyện theo các sự kiện, sự việc tiêu biểu - Gạch chân dưới các chi tiết, sự việc tiêu biểu. - Tóm tắt lại theo nhân vật chính. Để tóm tắt sinh động, cần kết hợp lời văn của mình với một số câu văn đặc sắc trong văn bản. (3) Xác định ngôi kể trong văn bản - Đọc kĩ, xem xét đại từ xưng hô được sử dụng trong văn bản, xem người kể chuyện có xuất hiện trong câu chuyện hay không => đi đến kết luận. + Ngôi kể thứ nhất: người kể xưng “tôi”, trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải, có thể trực tiếp nói ra những cảm tưởng, ý nghĩ của mình. Ví dụ: “...Tôi lặng lẽ gật đầu và quày quả chạy về nhà để kịp thu dọn đồ đạc. Sau khi chào từ biệt mọi người trong nhà, cả bà Sáu lẫn người mẹ tội nghiệp của chị Ngà, tôi ngậm ngùi quay lưng bước qua ngách cửa, vội vàng như người chạy trốn. Nhưng khi băng qua sân, mắt chạm phải dãy cúc vàng từ nay không người nâng niu chăm sóc, lòng tôi bất giác chùng xuống và đôi chân bỗng dưng nặng nề không bước nổi. Những cánh hoa vàng mỏng manh kia rồi đây biết sẽ đem lại niềm vui cho tâm hồn ai trong những ngày sắp tới khi chị Ngà đã vĩnh viễn ra đi và tôi cũng đang từ bỏ nơi này? Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối
tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại. Ðừng buồn hoa cúc nhé, tao cũng như mày thôi, từ nay trở đi mỗi khi hoàng hôn buông xuống, trái tim lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn đau khi nhớ tới một người... " (Trích Đi qua hoa cúc, Nguyễn Nhật Ánh, NXB Trẻ 2005) + Ngôi kể thứ ba: người kể tự giấu mình, gọi tên các nhân vật , chứng kiến toàn bộ sự việc và kể linh hoạt Ví dụ: Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt mình, nảy chồi Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại. Lắm khi lũ em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên, Dung mắng, chúng nó trề môi “Chị hai khó như một bà già”, Dung giật mình. Có lẽ quen với cái tĩnh lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, quen mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. Chủ nhật Dung cắm cúi lau chùi bên dàn karaoke phủ bụi, ông đứng lên nheo mắt: – Sao con không hát, con hát rất hay mà- Dung thoáng ngỡ ngàng, nó hỏi: – Ngoại có thích nghe không? Rồi mở máy. Hôm ấy Dung rất vui, lần đầu tiên nó hát cho riêng ông nghe và quan trọng nhất là ông đã ngồi lại đấy, gật gù. [...] Hết mùa me dốt, ông cháu Dung nhặt là mai đón Tết. Cậu gửi thư và quà về. Ông ôm chầm lấy thư bảo Dung. – Con đọc ngoại nghe. Dung đọc một lèo, lúc ngước lên đã thấy mắt ông đỏ rưng. Ông đến bàn thờ bà, đốt nén hương, mùi trầm ngào ngạt, Dung hỏi: – Ngoại thương cậu như vậy, sao không theo cậu? Ông trìu mến: – Ngoại muốn mỗi năm cùng con đón giao thừa và nghe con hát.” (Trích Ông ngoại, Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ 2001)