Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 35 - File word có lời giải.docx
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA ĐỀ 35 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .......................................................................... Cho biết nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, K = 39, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 . Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong số các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi lớn nhất? A. C 2 H 5 COONa. B. C 2 H 5 COOH. C. C 3 H 7 OH. D. CH 3 COOCH 3 . Câu 2. Phức chất E có nguyên tử trung tâm là X 3+ , phối tử là NH 3 . Biết E có số lượng phối tử là 6, công thức của phức chất E có dạng là A. [X(NH 3 ) 6 ] 3- . B. [X(NH 3 ) 6 ] 2- . C. [X(NH 3 ) 6 ] 2+ . D. [X(NH 3 ) 6 ] 3+ . Câu 3. Nhóm các khí nào sau đây trong không khí khi vượt quá mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng mưa acid: A. H 2 ; CO; CH 4 . B. NH 3 ; H 2 S; O 3 . C. CO 2 ; O 3 ; N 2 O. D. SO 2 ; NO; NO 2 . Câu 4. Hiện nay phương pháp nấu rượu truyền thống bằng cách lên men tinh bột vẫn được nhiều người dân sử dụng. Tinh bột sau khi thuỷ phân, lên men thì được chưng cất để thu lấy ethanol. Trong quá trình chưng cất, chất lỏng ban đầu thu được có vị rất nồng, sau đó nhạt dần và cuối cùng có vị chua. Để rượu ngon, khi chưng cất người ta thường bỏ đi khoảng 100 mL – 200 mL chất lỏng chảy ra đầu tiên.Phát biểu nào sau đây là sai? A. Trong hỗn hợp đem chưng cất sẽ có mặt các chất sau “C 2 H 5 OH, H 2 O, CH 3 COOH….” B. Nhiệt độ sôi xếp theo thứ tự tăng dần như sau C 2 H 5 OH, CH 3 COOH, H 2 O. C. Bỏ đi 100 mL – 200 mL chất lỏng chảy ra đầu tiên là để loại bỏ chất độc như CH 3 OH, CH 3 CHO. D. Có ít nhất 2 phản ứng hoá học lên men xảy ra trong quá trình trên. Câu 5. Cho các phát biểu sau: (a) Cao su thiên nhiên chứa các mắt xích isoprene, liên kết đôi trong mạch đều ở dạng cis. (b) Thủy phân không hoàn toàn tripeptide Ala-Gly-Ala thu được tối đa 2 dipeptide. (c) Keo dán epoxy có thành phần chính là chất hữu cơ có nhóm –COOH và -NH 2 ở hai đầu. (d) Tách tinh dầu từ hỗn hợp tinh dầu và nước bằng dung môi hexane là phương pháp chiết lỏng - lỏng. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 6. Dung dịch nào sau đây làm mềm nước có tính cứng toàn phần ? A. Dung dịch KOH B. Dung dịch NaCl C. Dung dịch HNO 3 D. Dung dịch Na 2 CO 3 Câu 7. Dichloromethane (DCM) là một chất lỏng không màu, dễ bay hơi với mùi thơm nhẹ và được sử dụng rộng rãi làm dung môi hữu cơ. Công thức phân tử của dichloromethane là A. CH 3 Cl B. CCl 4 C. CHCl 3 D. CH 2 Cl 2 Câu 8. Lên men dung dịch chứa 150 gam glucose thu được 46 gam ethanol . Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ethanol là A. 54%. B. 60%. C. 40%. D. 80%.
Câu 9. Quá trình reforming là quá trình sắp xếp lại mạch hydrocarbon để tạo ra nhiều hydrocarbon mạch nhánh, làm tăng chỉ số octane của xăng hoặc tạo ra các hợp chất arene như benzene, toluene, xylene để làm nguyên liệu cho hóa dầu. Cho các quá trình nào sau đây: o o o o xt, t xt, t xt, t xt, t (1) Hexaneisohexane. (2) Ethylbenzen1,2-dimethylbenzene. (3) Octane Butane + But-1-ene. (4) Octane 2,2,4-trimethylpentane Có bao nhiêu quá trình là quá trình reforming? A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 10. Cho các phát biểu sau: (a) Dung dịch methylamine làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. (b) Ester vinyl acetate ít tan trong nước. (c) Tơ capron thuộc loại tơ tự nhiên. (d) Trong y học saccarose được dùng làm thuốc tăng lực cho người bệnh. Số phát biểu sai là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 11. Trong quá trình điện phân, 1 mol Cr 3+ được điện phân cần bao nhiêu mol electron? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 12. Amine nào sau đây có tính base yếu hơn ammonia ? A. Aniline. B. methylamine C. Propylamine D. Dimethylamine Câu 13. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của ion R 2+ là 2p 6 . Nguyên tử R là : A. 19 K. B. 12 Mg. C. 10 Ne. D. 11 Na. Câu 14. Cho cơ chế phản ứng của propene với H 2 O như sau : Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Ở bước 1, quá trình proton hóa liên kết đôi C=C của propene tạo thành carbocation. B. Nếu thay H 2 O bằng Br 2 thì cơ chế phản ứng xảy ra tương tự. C. Ở bước 2, quá trình tách proton để tạo thành alcohol. D. Sản phẩm của phản ứng có tên gọi là propan -1-ol. Câu 15. Nước thải công nghiệp chế biến cafe, chế biến giấy,.. chứa hàm lượng chất hữu cơ ở dạng hạt lơ lửng. Trong quá trình xử lý nước thải này, để làm cho các hạt lơ lửng này keo tụ lại thành khối lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) người ta thêm vào nước một lượng chất nào sau đây ? A. Vôi tôi B. Soda C. Phèn chua D. Nước Javen Câu 16. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy ? A. Ag B. Cu C. K D. Fe Câu 17. Phát biểu nào sau đây sai ? A. Glucose được dùng để tráng gương, tráng ruột phích, làm thuốc tăng lực. B. Thành phần chính của cồn 75 o mà trong y tế thường hay dùng để sát trùng là metanol. C. Để ủ hoa quả nhanh chín và an toàn hơn, có thể thay thế C 2 H 2 bằng C 2 H 4 . D. Các dung dịch glycine, alanine và valine đều không làm đổi màu quỳ tím. Câu 18. Protein tham gia phản ứng với dung dịch HNO 3 đặc tạo thành hợp chất rắn có màu gì? A. Tím. B. Trắng. C. Xanh. D. Vàng. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.