Content text Bài 15 - Áp suất trên một bề mặt.docx
PHÂN MÔN: VẬT LÍ TÀI LIỆU KHTN 8 Bài 15: ÁP SUẤT TRÊN MỘT BỀ MẶT A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Áp lực là gì? - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. - Ví dụ: Lực do học sinh đứng trên sân trường; lực của bàn ghế đặt trong lớp học tác dụng lên mặt sàn, … 2. Áp suất. - Áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt. - Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Trong đó: - p là áp suất. ( N/m 2 ) - F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích S. (N) - S là diện tích mặt bị ép. (m 2 ) Niutơn trên mét vuông (N/m 2 ) còn gọi là paxcan (Pa): 1 Pa = 1 N/m 2 . - Một số đơn vị áp suất khác: + Atmôtphe (atm): 1 atm = 1,013.10 5 Pa. + Milimét thủy ngân (mmHg): 1 mmHg = 133,3 Pa + Bar: 1 Bar = 10 5 Pa. B. BÀI TẬP I. Trắc nghiệm. Câu 1. Niutơn (N) là đơn vị của A. Áp suất. B. Áp lực. C. Vận tốc. D. Khối lượng riêng. Câu 2. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Đơn vị của áp suất là N/m 2 . B. Công thức tính áp suất là p = . C. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. D. Áp suất là độ lớn của áp lực không vuông góc trên mặt bị ép. Câu 3. Xem hình vẽ, biết khối lượng mỗi khối là như nhau.Trường hợp nào áp suất tác dụng lên mặt sàn là bé nhất?