PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bài 52 Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Thiên thể.pdf

1 HÓA 11 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học xong bài này các em có thể: - Biết được Mặt Trời mọc và lặn như thế nào. - Giải thích chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất 2. Kĩ năng: a) Năng lực chung Tự chủ và tự học: - Chủ động, tích cực tìm hiểu về nội dung bài học. - Tự giác, có trách nhiệm trong việc hoàn thành các câu hỏi, bài tập về nhà. Giao tiếp và hợp tác: - Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về các nội dung liên quan đến bài học. - Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận nhóm. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ học tập dưới dạng các trò chơi sáng tạo. b) Năng lực KHTN - Học và tiếp thu, giải quyết được các bài tập vấn đề trong SGK. - Dựa vào kiến thức, làm được các bài tập vận dụng và bài tập củng cố sau bài học. 3. Phẩm chất: - Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ. - Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập. - Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể. - Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. - Tự giác: Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở nhà. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Bộ trình chiếu Powerpoint: máy chiếu. CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI. THIÊN THỂ
2 HÓA 11 2. Bảng hoặc giấy A0 để HS hoạt động nhóm 3. Các dụng cụ để HS thiết kế “Đồng hồ Mặt Trời” 4. Phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Câu 1. Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất. Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp? Hãy dùng quả địa cầu là mô hình của Trái Đất được chiếu sáng bởi ánh sáng Mặt Trời để minh họa câu trả lời của em. ............................................................................................. ............................................................................................. ............................................................................................. ............................................................................................. Câu 2. Hình 52.3 là ảnh chụp Trái Đất từ vệ tinh nhân tạo. Mỗi ảnh chỉ ghi được các vùng lãnh thổ của một nửa phần Trái Đất. Tại sao? Hai ảnh này được chụp cách nhau ít nhất là bao nhiêu giờ? ............................................................................................. ............................................................................................. ............................................................................................. ............................................................................................. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu:
3 HÓA 11 - GV dẫn dắt HS vào bài học một cách hứng thú, thông qua các hình ảnh, video được lấy từ vũ trụ bao la, để kích thích trí tưởng tượng và ham muốn học hỏi của HS, bắt đầu bài học một cách tràn đầy năng lượng. b) Nội dung: - GV chiếu video về Mặt Trời lặn và mọc được quay từ vũ trụ sau đó đặt vấn đề, dẫn dắt vào bài mới. Mặt Trời lặn và mọc như thế nào? Tại sao trên Trái Đất của chúng ta có hiện tượng ngày và đêm? Tại sao một ngày có 24h? c) Sản phẩm: - Câu trả lời phỏng đoán theo kiến thức bản thân của HS d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: - GV chiếu video về Mặt Trời lặn và mọc được quay từ vũ trụ sau đó đặt vấn đề, dẫn dắt vào bài mới. Mặt Trời lặn và mọc như thế nào? Tại sao trên Trái Đất của chúng ta có hiện tượng ngày và đêm? Tại sao một ngày có 24h? HS xem video. Hướng dẫn học sinh thực hiện - GV đặt vấn đề và câu hỏi gợi mở cho HS tìm tòi để trả lời câu hỏi. - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi do GV đưa ra. Dẫn dắt vào bài học mới GV nhắc lại kiến thức cũn cho HS, dẫn dắt vào bài học mới. HS lắng nghe 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
4 HÓA 11 1. Mặt Trời mọc và lặn a) Mục tiêu: • Giúp HS biết được, Mặt Trời mọc và lặn như thế nào. b) Nội dung: - GV tiến hành giảng dạy các nội dung trong SGK và giới thiệu qua Trước Công nguyên người ta giải thích hiện tượng này là do Trái Đất đứng yên và là trung tâm của vũ trụ, Mặt Trời và các hành tinh quay quanh Trái Đất. Sau đó cho HS hoạt động cặp đôi trong vòng 3 phút suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Theo em, có thể giải thích hiện tượng từ Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây bằng cách khác được không? Hãy sử dụng nội dung đã học ở mục I để giải thích hiện tượng này? c) Sản phẩm: Đáp án câu hỏi như sau Theo em, có thể giải thích hiện tượng từ Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây bằng cách khác được không? Hãy sử dụng nội dung đã học ở mục I để giải thích hiện tượng này? TL: Có thể giải thích hiện tượng từ Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây bằng cách khác là sử dụng liên hệ giữa chuyển động nhìn thấy và chuyển động thực. - Chuyển động của Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây là chuyển động nhìn thấy. Chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời là chuyển động thực. Vậy nên để giải thích hiện tượng Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây là do Mặt Trời đứng yên và Trái Đất cùng các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: - GV tiến hành giảng dạy các nội dung trong SGK và giới thiệu qua Trước Công nguyên người ta giải thích hiện tượng này là HS nhận nhiệm vụ.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.