PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chủ đề 8 - 9 tiết - Chọn nghề phù hợp.pdf

Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án Vật lý 12 Kết nối tri thức 1 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: CHỦ ĐỀ 8. CHỌN NGHỀ PHÙ HỢP I. MỤC TIÊU Sau chủ đề này, HS có khả năng: - Xác định những phẩm chất, năng lực, hứng thú, sở trường của bản thân phù hợp với ngành, nghề lựa chọn. - Tham khảo được ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia làm cơ sở cho việc chọn hướng học tập nghề nghiệp phù hợp với bản thân. - Đánh giá được sự phù hợp của nghề với khả năng và sở thich của bản thân. - Đưa ra được quyết định lựa chọn nghề, nhóm nghề hoọ̆c lựa chọn được ngành học, trường học và chuẩn bị tâm lí thích ứng với môi trường làm việc, học tập tương lai. TUẦN 1 SHDC - TOẠ ĐÀM VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NHÓM NGHỀ TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI. I. MỤC TIÊU Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Tham gia toạ đàm về xu hướng phát triển của các nhóm nghề trong xã hội hiện đại. - Nhận xét đánh giá được các mặt tích cực của sự phát triển của các nhóm nghề trong xã hội hiện đại. - Tham gia các hoạt động do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhà trường tổ chức. II. CHUẨN BỊ 1. BT Đoàn trường, BGH, GV - Phối hợp với lớp trực tuần xây dựng kịch bản chương trình tổ chức buổi Toạ đàm về sự phát triển của các nhóm nghề trong xã hội hiện đại. - Trang trí phông toạ đàm, bục nơi đứng cho người diễn thuyết - Phân công các lớp chuẩn bị tham luận xoay quanh chủ đề sự phát triển của các nhóm nghề trong xã hội hiện đại. - Phân công lớp trực ban chuẩn bị tiết mục văn nghệ xen kẽ trong buổi tọa đàm - Chuẩn bị phương tiện âm li, loa đài 2. Với HS - HS chuẩn bị tham luận theo sự phân công. - HS chuẩn bị ý kiến tham gia toạ đàm - HS chuẩn bị tiết mục văn nghệ tham gia toạ đàm III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới - Chào cờ, nhận xét thi đua
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án Vật lý 12 Kết nối tri thức 2 - GV trực tuần/BT Đoàn/ đại diện BGH bổ sung nhận xét. - BT Đoàn/ đại diện BGH phổ biến công việc tuần mới 2. Sinh hoạt theo chủ đề - Toạ đàm về sự phát triển của các nhóm nghề trong xã hội hiện đại. a.Mục tiêu: - HS trình bày và chia sẻ về sự phát triển của các nhóm nghề trong xã hội hiện đại. - Chỉ ra những thời cơ, thuận lợi và thách thức với thế hệ trẻ trong việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai. b. Nội dung – Tổ chức thực hiện. - NDCT giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của toạ đàm - NDCT yêu cầu lần lượt đại diện lớp lên tham gia tham luận về nội dung được phân công - Yêu cầu những HS khác lắng nghe và phát biểu ý kiến về chủ đề của toạ đàm hoặc đặt câu hỏi cho tác giả tham luận. - NDCT giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ biểu diễn xen lẫn các ý kiến tham luận, các ý kiến phát biểu để không khí toạ đàm sôi nổi, hấp dẫn - Bí thư đoàn trường chốt lại những điểm quan trọng trong các tham luận và ý kiến trao đổi: + Cách mạng thông tin đã thúc đẩy sự ra đời của nền kinh tế tri thức. “Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống". Nền kinh tế tri thức có một số đặc điểm quan trọng sau: • Sản xuất tri thức, sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiêu biểu nhất. • Tỷ trọng GDP dịch chuyển dần từ sản xuất vật chất sang hoạt động dịch vụ, xử lý thông tin. • Lao động tri thức chiếm tỷ lệ cao (70 - 90%). • Học tập thường xuyên, học tập suốt đời là đặc điểm nổi bật của xã hội và nền kinh tế tri thức. 1. Từng bước xoá bỏ sự cách biệt cứng nhắc giữa lao động chân tay và lao động trí óc; sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị; giữa lao động thừa hành và lao động quản lý..vv 2. Thay đổi sự phân loại nghề nghiệp truyền thống theo lĩnh vực kinh tế-xã hội , ngành, nghề hay theo văn bằng, trình độ đào tạo. Xuất hiện nhiều ngành nghề mới. Dịch vụ trở thành một lĩnh vực nghề nghiệp phổ biến trong nền kinh tế tri thức. 3. Xoá bỏ tính định mệnh nghề nghiệp cho các cá nhân do phải thay đổi và chuyển nghề hoặc việc làm nhiều lần trong toàn bộ cuộc đời. 4. Dỡ bỏ những rào cản giữa những đặc điểm nhân cách cá nhân với các loại hình nghề nghiệp khác nhau về tính chất, nội dung, công cụ , môi trường lao động...
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án Vật lý 12 Kết nối tri thức 3 Mỗi một cá nhân có thể thích ứng với nhiều loại hình nghề nghiệp, việc làm khác nhau và ở những môi trường khác nhau. 5. Chuyển từ đào tạo nghề một lần sang đào tạo, bồi dưỡng liên tục, suốt đời . Chuyển từ đào tạo kỹ năng sang đào tạo và hình thành năng lực đặc biệt là các năng lực mềm 6. Thay đổi những định hướng giá trị nghề nghiệp trong đó bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích, nhu cầu cá nhân và xã hội , cân bằng các giá trị, lợi ích vật chất và giá trị tinh thần 7. Khởi nghiệp bắt đầu không phải từ sự phù hợp, thích ứng nghề nghiệp mà cần bắt đầu từ sự say mê, hứng thú, khám phá thế giới nghề nghiệp. * Đánh giá: HS các lớp chia sẻ thu hoạch và cảm xúc về toạ đàm * Hoạt động tiếp nối: HS về lớp bàn về sự phát triển của các nhóm nghề trong xã hội hiện đại. Để định hướng nghề nghiệp trong tương lai. * * * * * TUẦN 1 HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 1, 2 CHỦ ĐỀ 8 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Xác định những nhóm nghề/nghề phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân. - Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc chuyển đổi nghề 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Năng lực tự chủ, tự học: xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân b. Năng lực đặc thù môn học: - Năng lực thích ứng với cuộc sống: từ những kiến thức tìm hiểu qua chủ đề ứng dụng vào việc rèn luyện năng lực phẩm chất của bản thân để phù hợp với ngành nghề lựa chọn. 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập. - Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các vấn đề thực tế liên quan. - Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV: ● Giáo án, SGK, SGV ● Máy tính, máy chiếu (nếu có)
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án Vật lý 12 Kết nối tri thức 4 ● Biện pháp thu hút HS vào những hoạt động chung 2. Đối với HS: ● SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò và nhận biết được tầm quan trọng về vấn đề xây dựng văn hoá nhà trường thông qua trò chơi “Tiếp sức” b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên c. Sản phẩm: Nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu của HS d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức“ - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết những phẩm chất năng lực cần có của nghề Bác sĩ. Đội nào viết được nhiều, và phù hợp thì đội đó dành chiến thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe và tham gia chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương đội dành chiến thắng. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - Đặt vấn đề vào chủ đề mới: “Chúng ta đã biết có 5 phẩm chất năng lực mà bất cứ nhành nghề nào cũng cần có: Chăm chỉ làm việc, Tuân thủ các quy định của nghề nghiệp, Thể hiện trách nghiệm đối với công việc, xã hội; Hợp tác với mọi người trong công việc; Trung thực trong công việc và quan hệ. Vậy làm thế nào để rèn luyện những phẩm chất năng lực phù hợp với nhóm nghề lựa chọn. Chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề 8 - HS nhận thức được vấn đề cần tìm hiểu qua chủ đề HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI Hoạt động 1: Xác định những phẩm chất, năng lực phù hợp với ngành, nghề lựa chọn a. Mục tiêu:

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.