PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 1722624647-1722303513-3 Luật sư T.doc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LUẬN CỨ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO ĐƯƠNG SỰ Kính thưa: - Hội đồng xét xử - Vị đại diện Viện kiểm sát - Thưa toàn thể quý vị tham dự phiên tòa! Tôi, Luật sư T, Luật sư Văn Phòng Luật Sư V, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố H. Theo đơn yêu cầu Luật sư của bà M và được sự chấp thuận của Quý Tòa, hôm nay, tôi tham gia phiên tòa hành chính phúc thẩm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của tôi là bà M, người có quyền lợi bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính của UBND huyện Đ, tỉnh B liên quan đến việc bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đối với dự án Sân Golf và Dịch vụ H tại Thị Trấn P, huyện Đ, tỉnh B. Qua quá trình nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ cũng như lắng nghe, tham gia hỏi bên khởi kiện, bên bị kiện tại phiên tòa, tôi xin trình bày quan điểm của mình về toàn bộ vụ án như sau: I. Tóm tắt nội dung vụ án: Ngày 14/7/2010, bà M khiếu nại quyết định 310/QĐ-UBND ngày 26/01/2010 của Chủ tịch UBND huyện Đ về việc phê duyệt kinh phí bồi thường không đúng đối tượng, lý do là trong quyết định 310/QĐ-UBND có ghi tên của Ông T và ghi là Đất đang tranh chấp đề nghị giữ lại tiền. Ngày 11/7/2011 (một năm sau), Chủ tịch UBND huyện Đ ban hành quyết định 1312/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại của Bà M, theo đó, bác đơn yêu cầu bồi thường 16.050m2 đất thuộc các thửa 319, 371, 401 tờ bản đồ số 16 tại Thị trấn P, thu hồi quyết định 310/QĐ-UBND ngày 26/01/2010. Bà M khởi kiện quyết định 1312/QĐ-UBND thì vào ngày 16/9/2011, chủ tịch UBND huyện Đ lại ban hành quyết định 2179/QĐ-UBND về việc thu hồi hủy bỏ quyết định 310/QĐ-UBND ngày 26/01/2010, lý do: Thu hồi hủy bỏ theo quyết định 1312/QĐ-UBND
ngày 21/7/2011. Ngày 19/7/2013, Chủ tịch UBND huyện Đ lại ký quyết định 2436/QĐ-UBND về việc thu hồi, hủy bỏ quyết định số 2179/QĐ-UBND ngày 16/9/2011, lý do: Giải quyết khiếu nại của Bà M chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục. Ngày 16/9/2013, Chủ tịch UBND huyện Đ lại ký Quyết định 2909/QĐ-UBND thu hồi, hủy bỏ Quyết định 310/QĐ-UBND ngày 26/01/2010 với nội dung “sau khi thẩm tra, xác minh thì phần diện tích đất đã bồi thường theo quyết định 310/QĐ-UBND là đất do Nhà nước quản lý, do đó, việc bồi thường chưa đúng quy định”, “hủy bỏ việc bà M đang đứng tên trong sổ tiết kiệm số AK 5404234 đã được gửi vào ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vào ngày 28/9/2010.” Ngày 02/10/2013 bà M khởi kiện quyết định 2909/QĐ-UBND tại Tòa án nhân dân huyện Đ, vụ án đã kéo dài nhiều năm, tiến hành đối thoại với UBND nhiều lần nhưng Tòa vẫn chưa giải quyết. Ngày 05/5/2015, Chủ tịch UBND huyện Đ lại tiếp tục ký quyết định 623/QĐ-UBND với nội dung hủy bỏ nhiều quyết định liên quan đến bồi thường hỗ trợ tái định cư, trong đó có Quyết định 310/QĐ-UBND ngày 26/01/2010 về việc bồi thường cho Bà M. Cùng ngày, Chủ tịch UBND huyện Đ cũng ban hành quyết định 622/QĐ-UBND với nội dung thu hồi, hủy bỏ quyết định 2909/QĐ-UBND ngày 16/9/2013, đây chính là quyết định đang bị khởi kiện. Ngày 03/6/2015, Bà M có gửi đến Tòa án nhân dân huyện Đ đơn khởi kiện bổ sung, theo đó, bà M đề nghị Tòa án giải quyết các nội dung sau: 1. Tuyên hủy bỏ quyết định 622/QĐ-UBND, quyết định 623/QĐ-UBND ngày 05/5/2015. 2. Buộc UBND huyện Đ trả lại sổ tiết kiệm số AK5404234 ngày 28/9/2010 tại Ngân hàng A - Chi nhánh Đ do bà M đứng tên để bà M nhận tiền đền bù theo đúng quy định của pháp luật. II. Quan điểm bảo vệ của Luật sư 1. Về thủ tục tố tụng: Tại thủ tục bắt đầu ở phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khi thông báo các quyền của đương sự. Cụ thể, Chủ tọa đã không thông qua quyền thay đổi, bổ sung, rút một phần hay toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người bị kiện. Sau khi Luật sư bảo vệ có yêu cầu chủ tọa bổ sung quyền này vào phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, đồng thời yêu cầu Hội đồng xét xử xem xét yêu cầu hủy hai quyết định số 622/QĐ-UBND và quyết định 623/QĐ-UBND ngày 05/5/2015, nếu không chấp nhận phải ghi rõ vào biên bản phiên tòa. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử không quan tâm đến nội dung yêu cầu nêu trên. Về yêu cầu này, ngày 03/6/2015 bà M có làm đơn khởi kiện bổ sung, nội dung: đề nghị
hủy quyết định 622/QĐ-UBND và 623/QĐ-UBND ngày 05/5/2015 vì hai quyết định này đã hủy bỏ quyết định đang khởi kiện là quyết định 2909/QĐ-UBND ngày 16/9/2014. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân huyện Đ ra thông báo không chấp nhận đơn khởi kiện bổ sung mà không thông báo cho bà M hay biết. Đến ngày 17/6/2015, Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm để xét xử vụ án, tại phiên tòa, Luật sư của tôi đề nghị hoãn phiên tòa vì yêu cầu khởi kiện bổ sung không được xem xét, thông báo trả đơn tôi không nhận được, hơn nữa tại phiên tòa, bên bị kiện là UBND huyện vắng mặt nên việc xét xử sẽ không khách quan. Ngày 19/6/2015, tôi có gửi đơn khiếu nại đến tòa án các cấp về việc tòa án nhân dân huyện Đ không thụ lý đơn khởi kiện bổ sung và khi ra thông báo trả lại đơn khởi kiện bổ sung cũng không tống đạt cho bà M. Trong khi chở giải quyết khiếu nại thì bà M nhận được thông báo mở phiên tòa vào ngày 29/6/2015. Tại phiên tòa ngày 29/6/2015, thư ký tòa án mới cho Bà M ký nhận quyết định số 02/QĐ-GQKN đề ngày 23/6/2015, theo đó, không chấp nhận đơn khiếu nại và giữ nguyên thông báo số 28/TB-TA ngày 08/6/2015. Như vậy, phiên tòa cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng về việc tống đạt văn bản tố tụng, phiên tòa diễn ra không khách quan, nội dung bản án sơ thẩm không đúng với thực tế những gì diễn ra tại phiên tòa. 2. Về Nội dung: 2.1 Nguồn gốc và quá trình sử dụng đất Diện tích 16.050m2 đất bị thu hồi theo quyết định 114/QĐ-UBND ngày 09/01/2010 của UBND huyện Đ là một phần đất trong tổng diện tích 109.576 m2 (làm tròn 10,1ha) có nguồn gốc từ năm 1956 do Ông cố (sư cố L) và cha bà M là Ông K cùng mẹ là bà C khai khẩn tại khu vực Cầu T, xã P đồng thời có xây dựng một ngôi chùa để tu tại gia. Thế hệ trước đây và người dân địa phương bây giờ vẫn thường gọi là chùa P. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa P là căn cứ tiếp tế cho hoạt động cách mạng. Năm 1962, biết Chùa P là nơi hoạt động cách mạng nên chính quyền Mỹ Ngụy đã cho quân ủi sập chùa. Ngày 06/3/1969 sư cố L từ trần, các đệ tử tu tại chùa đã tôn ông K làm Trụ trì quản lý hơn 10ha đất đồng thời xin đặc nhượng đất và tái thiết ngôi chùa. Ngày 25/02/1974, ty Điền địa tỉnh P đã cho đặc nhượng quyền sở hữu và sử dụng cho ông K và ông K đã thực hiện đóng thuế thổ trạch vào ngày 25/4/1974 theo biên lai số 1 thuế ruộng vườn niên khóa năm 1974 với số tiền là 3.840 đồng, biên lai số 53/N ngày 08/6/1974 với số tiền là tám trăm đồng. Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng gia đình bà M vẫn tiếp tục canh tác trồng hoa màu và xây dựng một ngôi nhà để giữ đất.
Năm 1982, bà A lúc đó là Chủ tịch UBND xã P có gặp bà C và đề nghị cho anh em xã đội trong xã mượn đất để trồng tràm kiếm thêm thu nhập và cải thiện đời sống cho anh em trong xã đội, tuy nhiên sau khi mượn đất và thu hoạch tràm thì Xã đội P nuốt lời không trả lại đất. Việc cho mượn đất này chỉ nói miệng và không có giấy tờ gì, tuy nhiên, hiện nay bà A vẫn còn minh mẫn và sẵn sàng làm chứng cho việc này. Ngày 29/11/1993 UBND tỉnh B đã ban hành quyết định 198/QĐ/UBT về việc phê duyệt dự án vườn thực vật với diện tích 141,5 ha. Theo đó, bao gồm cả phần diện tích 10ha đất mà gia đình tôi đã canh tác sử dụng từ trước tới nay. Bà M2, người thực thi quyết định làm chủ dự án có đến gặp mẹ tôi đề nghị ký nhận tiền để bàn giao đất nhưng mẹ tôi không đồng ý và làm đơn lên tỉnh khiếu nại. Sau này, dự án này cũng không thực hiện. Năm 1997, mẹ tôi tiến hành tái thiết xây cất lại ngôi chùa và làm đơn xin xây dựng lại chùa trên nền đất cũ. Việc này có xác nhận của chủ tịch UBMTTQ Việt Nam Xã P vào ngày 16/01/1998. Năm 1998 khi tiến hành kê khai ruộng đất, mẹ tôi có đăng ký kê khai với chính quyền là 77.240m2 và tôi đăng ký kê khai 22.948m2 theo giấy biên nhận kê khai ruộng đất. Năm 2003, UBND tỉnh B đã ban hành quyết định 7551/QĐ-UB ngày 12/8/2003 về việc thu hồi 126.363 m2 đất tại Xã P để giao cho tổng Công ty B thuê thực hiện dự án KDL B - L. Theo đó, phần đất của tôi bị thu hồi theo quyết định 10809/QĐ-UB về việc phê duyệt kinh phí bồi thường hỗ trợ cho phần đất thu hồi là 4.766,1 m2 với tổng số tiền 445.776.910 đồng. Tôi không đồng ý nhận đền bù và khiếu nại lên UBND huyện, khi đó UBND huyện có nói miệng với tôi là nếu tôi nhận tiền bồi thường thì huyện sẽ cấp giấy chứng nhận QSDĐ 2.724,7m2 để xây dựng nhà di tích. Lúc này mẹ tôi đã qua đời nên tôi chấp nhận nhận tiền bồi thường để được cấp giấy chứng nhận xây nhà di tích. Đến ngày 10/11/2005 tôi được UBND huyện cấp giấy chứng nhận QSDĐ với diện tích 2.724,7m2 thuộc thửa đất 383 tờ bản đồ số 16, số vào sổ cấp giấy chứng nhận: H00358. Sau khi được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, tôi tiến hành xây dựng nhà Di tích làm nơi thờ phụng ông tôi là sư L, cha tôi Ông K người đầu tiên khai sinh ra chùa P. Năm 2008, tôi tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đối với phần diện tích giáp ranh còn lại là 17.828,8m2 theo bản đồ vị trí do Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường (Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh B) lập ngày 15/7/2008. Khi đó tôi có lên Phòng TNMT và gặp ông H thì ông H nói là đất đang bị quy hoạch chưa cấp được. Tuy nhiên, tôi được biết thửa đất giáp ranh với đất gia đình tôi là ông T lại được cấp giấy chứng nhận. Ngày 07/8/2008 bà M có nộp tiền thuế sử dụng đất cho ba loại đất (đất trồng cây hàng năm, lâu năm, rừng trồng) tổng diện tích là 17.828,8 m2 với số tiền là 2.220.000 đồng (bằng chữ: hai triệu hai trăm hai mươi ngàn đồng). Như vậy, về nguồn gốc sử dụng đất: Toàn bộ diện tích đất của gia đình Bà M là có

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.