Content text CHỦ ĐỀ 1. NHẬN BIẾT MỘT SỐ DỤNG CỤ, HOÁ CHẤT. THUYẾT TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC-GV.pdf
1 CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT MỘT SỐ DỤNG CỤ, HÓA CHẤT. THUYẾT TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. Giới thiệu một sô' dụng cụ và cách sử dụng Nguồn sáng Bản bán trụ và bảng chia độ Bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất ảnh qua thấu kính Điện kế
3 Một số dụng cụ dùng trong quan sát nhiễm sắc thể II. Một sô' hoá chất cơ bản trong phòng thí nghiêm Trong phòng thí nghiệm hoá học ở trường phổ thông có các hoá chất cơ bản là: kim loại (Na, Fe, Cu,...), phi kim (S, I2,...), oxide (CuO, CaO, MnO2,...), acid (HC1, H2SO4,...), base (NaOH, NH3,...), chất hữu cơ (C2H5OH, C6H12O6,...), chất chỉ thị (giấy pH, phenolphthalein,...). Các hoá chất cân được bảo quản trong chai hoặc lọ, có nắp đậy và đưực dán nhãn ghi thông tin về hoá chất. Những hoá chất dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng như KMnO4, AgNO3,... cần được đựng trong các lọ tối màu và để ở chỗ tối hoặc bọc kín bằng giấy màu đen phía ngoài lọ. III. Viết và trình bày báo cáo một vấn đề khoa học Kết quả nghiên cứu khoa học được người nghiên cứu trình bày dưới dạng các báo cáo theo cách thức quy định chung để người đọc có thể dễ dàng tra cứu, tìm hiểu và sử dụng. Thông thường bài báo cáo một vấn đề khoa học có cấu trúc như sau: - Tiêu đề: Cần chính xác và mô tả rõ ràng nội dung của báo cáo. - Tóm tắt: Một đoạn văn ngắn, tổng hợp nội dung chính của báo cáo, bao gồm mục tiêu, phương pháp, kết quả và kết luận. - Giới thiệu: Mô tả vẫn đê' nghiên cứu và tầm quan trọng của vấn để; mục tiêu của nghiên cứu. - Phương pháp: Mô tả quá trình thực hiện thí nghiệm hoặc quá trình thu thập dữ liệu; xử lí dữ liệu; liệt kê vật liệu, hoá chất và dụng cụ sử dụng. - Kết quả: Trình bày dữ liệu thu được một cách rõ ràng, sử dụng biểu đồ, hình ảnh hoặc bảng. - Thảo luận: Phân tích và giải thích ý nghĩa của kết quả; so sánh với các nghiên cứu khác (nếu có). - Kết luận: Tóm tắt những phát hiện chính và gợi ý cho những nghiên cứu sau này. - Tài liệu tham khảo: Liệt kê tất cả nguồn thông tin đã sử dụng. IV. Bài thuyết trình một vấn để khoa học Cấu trúc bài thuyết trình trên các phần mềm trình chiếu bám sát cấu trúc của bản báo cáo một vấn để khoa học: - Trang tiêu đề: Tiêu để của báo cáo và tên của tác giả. - Trang giới thiệu: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu; tẩm quan trọng của vấn đề.
4 - Trang mục tiêu nghiên cứu: Trình bày mục tiêu nghiên cứu cần có tính khả thi, rõ ràng và phản ánh tên đê' tài cũng như bao quát nội dung nghiên cứu. - Trang phương pháp: Trình bày quá trình thực hiện thí nghiệm hoặc thu thập dữ liệu; xử lí dữ liệu; liệt kê vật liệu, hoá chất và dụng cụ. - Trang kết quả: Sử dụng biểu đồ, hình ảnh hoặc bảng để minh hoạ. - Trang thảo luận: Phân tích kết quả và so sánh (nếu có) với các nghiên cứu khác. - Trang kết luận: Tóm tắt những phát hiện chính. - Trang câu hỏi: Câu hỏi từ người tham dự và trả lời của người thuyết trình. Lưu ý khi thuyết trình: Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng; tập trung vào việc truyền đạt thông điệp chính và tương tác với người nghe. B. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Để kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cần tiến hành thí nghiệm. Làm thế nào để lựa chọn được dụng cụ, hóa chất phù hợp để thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn? Trả lời: Để lựa chọn được dụng cụ, hóa chất phù hợp giúp thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn ta cần: - Tìm hiểu về cấu tạo, chức năng (công dụng) của dụng cụ, hóa chất. - Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, những lưu ý khi thực hiện thí nghiệm với dụng cụ và hóa chất. Câu 2: Để tạo ra tia sáng, chùm sáng, có thể dùng đèn dây tóc và các tấm chắn sáng có khe hẹp. Em hãy đề xuất một cách làm khác. Trả lời: Đề xuất một cách làm khác: Sử dụng đèn của điện thoại và các tấm chắn sáng có khe hẹp hoặc dùng một tấm bìa đục lỗ nhỏ. Câu 3: Quan sát điện kế, giải thích vì sao vạch 0 nằm giữa thang đo. Trả lời: Vạch 0 nằm giữa thang đo để kim điện kế lệch sang phía nào ta cũng có thể đọc được giá trị của dòng điện. Câu 4: Phễu, phễu chiết, bình cầu trong thí nghiệm thường được làm bằng vật liệu gì? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng chúng? Trả lời: - Phễu, phễu chiết, bình cầu trong thí nghiệm thường được làm bằng thủy tinh. - Lưu ý khi sử dụng phễu: + Cần đặt phễu trong vòng sắt cặp trên giá sắt hoặc đặt trực tiếp trên dụng cụ để hứng như chai, lọ, bình tam giác, bình cầu... + Khi rót chất lỏng vào phễu để lọc nên lưu ý đừng để chất lỏng bắn lên, không được đổ chất lỏng đầy phễu sẽ khiến phễu dễ bị nghiêng làm chất lỏng tràn ra ngoài. Nên để chất lỏng ít nhất cách miệng giấy lọc khoảng 1 cm.