Content text Đề số 19 group Vật lý Physics.pdf
GROUP VẬT LÝ PHYSICS KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 ĐỀ THAM KHẢO Môn: VẬT LÍ (Đề thi có ... trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: ......................................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Trong hệ SI, đơn vị của nhiệt dung riêng là A. N s . B. J kg.K . C. cm s . D. J. Câu 2: Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình đẳng tích A. p1V1 = p2V2 B. p1T1 = p2T2 C. p1 T1 = p2 T2 D. V1 p1 = V2 p2 Câu 3: Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh đẳng tích? A. ΔU = Q với Q > 0 B. ΔU = A với A < 0 C. ΔU = A với A < 0 D. ΔU = Q với Q < 0 Câu 4: Chuyển động của các nguyên tử, phân tử được gọi là chuyển động A. chuyển động cơ. B. chuyển động quang. C. chuyển động nhiệt. D. chuyển động từ. Câu 5: Trời nắng, nước biển bốc hơi, quá trình đó thuộc sự chuyển thể nào sau đây của chất? A. Nóng chảy. B. Đông đặc. C. Ngưng tụ. D. Bay hơi. Câu 6: Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm là do? A. Mật độ phân tử khí giảm B. Khối lượng phân tử khí giảm C. Thể tích khí giảm D. Thế năng phân tử khí giảm Câu 7: Chọn phát biểu đúng về sự nóng chảy của một chất nào đó. A. Xảy ra ở cùng nhiệt độ với sự hoá hơi. B. Toả nhiệt ra môi trường. C. Cần cung cấp nhiệt lượng. D. Xảy ra ở 100∘C. Câu 8: Đâu là nhóm các thông số trạng thái của một lượng khí xác định? A. Áp suất, nhiệt độ, thể tích. B. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng. C. Khối lượng, nhiệt độ, thể tích. D. Khối lượng, áp suất, thể tích. Câu 9: Với cùng một chất, quá trình chuyển thể nào sau đây sẽ làm giảm lực tương tác giữa các phân tử nhiều nhất? A. Nóng chảy. B. Đông đặc. C. Hóa hơi. D. Ngưng tụ. Câu 10: Một chiếc cốc đựng đồ uống đá vào một ngày ấm áp và ẩm ướt. Nước bắt đầu hình thành bên ngoài cốc. Tên của hiệu ứng tạo ra nước là gì? A. Sự ngưng tụ. B. Sự đông đặc. C. Sự thăng hoa. D. Sự bay hơi. Câu 11: Nội năng của một vật bằng: A. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. C. tổng khối lượng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. tổng động lượng của các phân tử cấu tạo nên vật. Câu 12: Đâu là đặc điểm của thể khí? A. Có hình dạng và thể tích xác định B. Có hình dạng và thể tích không xác định C. Có hình dạng không xác định, thể tích xác định D. Các hạt liên kết chặt chẽ Câu 13: Khi giãn nở khí đẳng nhiệt thì: A. Số phân tử khí trong một đơn vị thể tích tăng. B. Áp suất khí tăng lên. C. Số phân tử khí trong một đơn vị thể tích giảm. Mã đề thi 19
D. Khối lượng riêng của khí tăng lên. Câu 14: Chọn câu sai. Chuyển động của phân tử trong chất khí là A. chuyển động hỗn loạn quanh vị trí cân bằng cố định B. chuyển động hỗn loạn C. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao. D. chuyển động không ngừng Câu 15: Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng của một chất? A. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 đơn vị thể tích tăng thêm 1 ∘C. B. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1 ∘C. C. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết năng lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1 ∘C. D. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 g chất đó tăng thêm 1 ∘C. Câu 16: Đồ thị nào sau đây biểu diễn quá trình biến đổi trạng thái của khí lí tưởng khi áp suất không đổi? A. B. C. D. Câu 17: Truyền một nhiệt lượng 40 J cho một khối khí trong xilanh thì khối khí thực hiện một công là 20 J. Nội năng của khối khí A. tăng 20 J B. giảm 20 J C. tăng 60 J D. giảm 60 J Câu 18: Một cylinder chứa 150 cm3 khí ở áp suất 2. 105 Pa. Piston nén khí trong cylinder xuống còn 100 cm3 . Coi nhiệt độ của quá trình trên là không đổi. Áp suất trong cylinder lúc này bằng A. 3.105 Pa. B. 4.105 Pa. C. 5.105 Pa. D. 6. 105 Pa. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a) Định luật Charles là định luật thu được từ kết quả thực nghiệm về chất khí. b) Đường biểu diễn quá trình đẳng áp của một lượng khí trong hệ tọa độ (V - T) là đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ. c) Trong quá trình đẳng áp, thể tích của một lượng khí luôn tỉ lệ nghịch với nhiệt độ (K) của lượng khí đó. d) Phương trình trạng thái của khí lí tường thể hiện mối liên hệ giữa nhiệt độ, khối lượng và áp suất của một lượng khí. Câu 2: Một khối kim loại nặng 2 kg được nung nóng bởi lò nung có công suất 200 W trong 5 phút thì nhiệt độ của khối kim loại tăng từ 20∘C lên 51∘C. Bỏ qua hao phí của lò nung. a) Năng lượng lò nung cung cấp cho khối kim loại là 1000 J. b) Nhiệt dung riêng của khối kim loại là 967,7 J/kgK. c) Một chi tiết máy được chế tạo từ khối kim loại trên. Khi máy hoạt động, chi tiết máy nhận được nhiệt lượng 35 kJ và nhiệt độ của nó tăng từ 30∘C lên 290∘C. Nhiệt dung của chi tiết máy là 134,6 J/K. d) Khối lượng của chi tiết máy ở ý c là 0,14 kg.
Câu 3: Một bình kín thể tích 85 m3 chứa đầy 110 kg một chất khí lí tưởng. Áp suất của chất khí là 1,0.105 Pa và nhiệt độ của chất khí là T. Khối lượng của 1,0 mol chất khí trên là 32 g. Chất khí biến đổi để nhiệt độ tăng lên tới 350 K. Biết nhiệt dung riêng của chất khí trong quá trình trên là 0,65 J kg.K . a) Giá trị của T bằng 300 K. b) Áp suất sau khi tăng nhiệt của chất khí là 1,18. 105 Pa. c) Trong quá trình biến đổi trên, nội năng của chất khí giảm. d) Nhiệt lượng mà chất khí nhận được là 3600 J. Câu 4: Một cylinder nằm ngang chứa không khí được đậy kín nhờ hai piston mỏng, nhẹ có thể chuyển động không ma sát. Ban đầu hệ ở trạng thái cân bằng như hình vẽ. Bây giờ di chuyển chậm piston (2) sang phải một đoạn 10 cm thì piston (1) sẽ di chuyển sang phải một đoạn 4 cm. Cho rằng nhiệt độ của chất khí là không đổi trong quá trình di chuyển a) Áp suất khí ngăn A = áp suất khí ngăn B + áp suất khí quyển b) Nếu di chuyển piston (2) ra khỏi cylinder thì piston (1) sẽ di chuyển một đoạn bằng 12 cm. c) Chiều dài của cột không khí trong ngăn A ở trạng thái ban đầu là 8 cm. d) Chiều dài của cột không khí trong ngăn B ở trạng thái ban đầu là 12 cm. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Cho biết nhiệt độ cơ thể người là 36,9 ∘C và nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kgK. Nhiệt lượng mà cơ thể ta hấp thụ khi uống một lượng nước có khối lượng 100 g ở nhiệt độ 46,5 ∘C là bao nhiêu kJ (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)? Câu 2: Một người cọ xát một miếng sắt có khối lượng 0,25 kg trên một sàn nhà. Sau một thời gian miếng sắt nóng thêm 12∘C. Giả sử rằng 40% công đó được dùng làm nóng miếng sắt. Biết nhiệt dung riêng của sắt là 460 J/kgK. Công mà người này đã thực hiện bằng bao nhiêu J? Câu 3: Một viên nước đá có khối lượng m = 200 g ở −10∘C. Cho nhiệt dung riêng của nước đá c1 = 1800 J/kgK, của nước c2 = 4200 J/kgK; nhiệt nóng chảy riêng của nước đá ở 0 ∘C là λ = 3,4.105 J/kg; nhiệt hóa hơi riêng của nước là L = 2,3.106 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để viên nước đá biến thành hơi nước hoàn toàn bằng bao nhiêu kJ (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)? Câu 4: Căn phòng có thể tích 60 m3 . Tăng nhiệt độ của phòng từ 10∘C đến 27∘C. Biết khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn là 1,29 kg/m3 , áp suất không đổi. Khối lượng không khí thoát ra khỏi căn phòng bằng bao nhiêu kg (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm)? Sử dụng các thông tin sau cho Câu 5 và Câu 6: Người ta thả 1 kg nước đá ở nhiệt độ −30∘C vào một bình chứa 2 kg nước ở nhiệt độ 50∘C. Cho nhiệt dung riêng của nước đá, nước lần lượt là c1 = 2100 J/kgK, c2 = 4200 J/kgK. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là λ = 340000 J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường. Câu 5: Nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt bằng bao nhiêu độ C (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm)? Câu 6: Sau đó người ta thả vào bình một cục nước đá khác gồm: một mẩu chì ở giữa có khối lượng 10 g và 200 g nước đá bao quanh mẩu chì ở 0 ∘C. Khối lượng riêng của nước đá, nước và chì lần lượt là D1 = 900 kg/m3 ,D2 = 1000 kg/m3 ,D3 = 11500 kg/m3 . Cần rót vào bình bao nhiêu gam nước ở 10∘C để cục nước đá bắt đầu chìm (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)?