PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 12. ĐỀ VIP 12 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA MÔN VẬT LÝ 2025 - VA2--.pdf

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ 12 – VA2 (Đề thi có ... trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ................................................... Số báo danh: ....................................................... Cho biết: π = 3,14; T (K)= t (°C) + 273; R = 8,31 J.mol-1.K-1; NA = 6,02.1023 hạt/mol. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Quá trình một chất khí chuyển trực tiếp thành rắn được gọi là quá trình nào? A. Ngưng kết. B. Hóa hơi. C. Thăng hoa. D. Đông đặc. Câu 2. Biển báo nào dưới đây được sử dụng để cảnh báo có tia laser? A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4: Lò sưởi điện là một thiết bị chuyển đổi năng lượng điện thành nhiệt năng để làm ấm không gian. Một lò sưởi điện công suất P=500 W hoạt động trong t=2 giờ. Giả sử hiệu suất của lò sưởi là η=90% (10% năng lượng bị hao phí dưới dạng năng lượng không dùng để sưởi ấm). Lượng nhiệt được tạo ra để làm ấm không khí trong phòng sẽ được tính theo công thức: Q=P.t.. Câu 3. Lượng nhiệt do lò sưởi điện cung cấp để làm ấm không khí trong phòng kín trong 2 giờ là A. 4,32 MJ. B. 7,24 MJ. C. 3,24 MJ. D. 8,82 MJ. Câu 4. Nếu nhiệt dung riêng của không khí là c=1005 J/(kgK) và khối lượng không khí trong phòng là m=50 kg, thì sau 2 giờ nhiệt độ không khí trong phòng sẽ tăng thêm A. 600C. B. 320C. C. 64,50C. D. 200C. Câu 5. Một khối khí lý tưởng có thể tích không đổi được nung nóng sao cho áp suất của nó tăng 20%. Nội năng của khối khí sẽ A. tăng lên. B. giảm đi. C. không đổi. D. tăng lên rồi giảm. Câu 6. Bóng đèn dây tóc Halogen là một thiết bị chiếu sáng, trong đó dây tóc vonfram được nung nóng đến nhiệt độ rất cao để phát ra ánh sáng. Khi bật bóng đèn, dây tóc nóng lên nhanh chóng và làm tăng nhiệt độ của khí bên trong bóng đèn. Giả sử bóng đèn chứa khí với thể tích không đổi, ban đầu khí trong bóng đèn có nhiệt độ 200C và áp suất ban đầu là 1 atm. Khi bóng đèn hoạt động, nhiệt độ khí tăng lên đến 14500C thì áp suất khí tăng lên xấp xỉ A. 2,5 lần. B. 3 lần. C. 6 lần. D. 4 lần. Câu 7. Đối với một lượng khí lý tưởng xác định, khi nhiệt độ không đổi thì áp suất A. tỉ lệ nghịch với thể tích. B. tỉ lệ thuận với thể tích. C. tỉ lệ thuận với bình phương thể tích. D. tỉ lệ nghịch với bình phương thể tích. Câu 8. Một lượng không khí có thể tích 240cm3 bị giam trong một xilanh hình trụ có pít – tông đóng kín như hình vẽ bên, diện tích đáy của pít – tông là 24cm2 , áp suất khí trong xilanh bằng áp suất ngoài là 100kPa. Cần một lực bằng bao nhiêu để dịch chuyển chậm pít – tông sang trái 2cm, rồi giữ pít-tông cố định ở vị trí đó? Bỏ qua mọi ma sát, coi quá trình trên đẳng nhiệt.
A. 60N B. 40N C. 20N D.10N Câu 9. Sóng điện từ A. chỉ lan truyền được trong chân không. B. chỉ lan truyền trong các môi trường đàn hồi như rắn, lỏng, khí. C. lan truyền được cả chân không và các môi trường vật chất. D. không lan truyền được trong chân không. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 10 và Câu 11: Máy phát điện xoay chiều một pha hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi một khung dây hoặc cuộn dây (stato) cắt qua từ trường biến thiên do chuyển động quay của nam châm (rôto), suất điện động cảm ứng sẽ xuất hiện trong cuộn dây. Suất điện động này biến thiên điều hòa theo thời gian. Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều một pha gồm hai bộ phận chính: + Stato là phần cố định, chứa các cuộn dây, nơi sinh ra suất điện động cảm ứng. + Rôto là phần quay, có thể là nam châm hoặc cuộn dây, tạo ra từ trường biến thiên qua stato. Câu 10. Trong máy phát điện xoay chiều một pha, vai trò của stato là A. tạo ra từ trường quay. B. đứng yên và chứa các cuộn dây để tạo suất điện động cảm ứng. C. làm quay cuộn dây trong từ trường. D. tạo dòng điện một chiều. Câu 11. Suất điện động cảm ứng trong cuộn dây của stato sẽ xuất hiện khi A. từ trường qua cuộn dây biến thiên. B. cuộn dây được giữ cố định. C. rôto và stato đứng yên. D. từ trường qua cuộn dây không đổi Câu 12. Một dây dẫn được uốn quanh một nhà sàn trong khu du lịch được gập thành một khung dây có dạng tam giác vuông tại A, AM  8cm, AN  6cm mang dòng điện I  5A. Đặt khung dây vào trong từ trường đều B  3.103T có véc tơ cảm ứng từ song song với cạnh AN hướng từ A đến N. Giữ khung cố định, lực từ tác dụng lên cạnh MN của tam giác bằng A. 0,8 mN. B. 1,2 mN. C. 1,5 mN. D. 1,8 mN. Câu 13. Đặc điểm nào không phải của các đường sức từ biểu diễn từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài? A. Các đường sức là các đường tròn. B. Mặt phẳng chứa các đường sức thì vuông góc với dây dẫn. C. Chiều các đường sức được xác định bởi quy tắc bàn tay phải D. Chiều các đường sức không phụ thuộc chiều dòng dòng điện. Câu 14. Tia X là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn, năng lượng lớn, có khả năng đâm xuyên mạnh qua các vật chất, có tác dụng lên kính ảnh. Vì vậy, tia X được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống và khoa học kỹ thuật. Trong lĩnh vực an ninh, tia X được dùng để kiểm tra hành lý tại sân bay nhờ vào A. tính chất phát sáng khi tiếp xúc với các bề mặt kim loại. B. khả năng làm ion hóa không khí. C. khả năng đâm xuyên qua các vật liệu khác nhau để tạo ra hình ảnh. D. tính chất truyền thẳng và không bị hấp thụ bởi các vật liệu. Câu 15. Nguyên tố Cobalt 60 27Co là một đồng vị phóng xạ của Cobalt, được sử dụng rộng rãi trong y học và công nghiệp. Hạt nhân 60 27Co có số neutron là A. 27. B. 33. C. 60. D. 87.
Câu 16. Cobalt-60 là một chất phóng xạ phát ra tia gamma và được ứng dụng để tiêu diệt tế bào ung thư, khử trùng dụng cụ y tế, hoặc kiểm tra chất lượng trong công nghiệp. Hạt Cobalt-60 phân rã phóng xạ theo phương trình  0 60 60 27C 28 0 e o  Ni  X   , hạt X được phát ra là A. hạt neutrino B. hạt electron C. hạt proton D. hạt neutron. Câu 17. Trong không khí, tia phóng xạ nào sau đây có tốc độ nhỏ nhất? A. Tia γ. B. Tia α. C. Tia β + . D. Tia β - . Câu 18. Vai trò của từ trường trong các thiết bị y tế như máy MRI là gì? A. Tạo ra lực từ để diệt khuẩn trên da. B. Được sử dụng để tạo hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể. C. Giúp tăng tốc các ion trong cơ thể, điều trị bệnh liên quan đến tim mạch. D. Tạo dòng điện cảm ứng để đo huyết áp. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Thí nghiệm: Kiểm tra áp suất khí sau quá trình dãn nở theo định luật Charles. Dụng cụ thí nghiệm: 1. Một bình chứa khí hình trụ có nắp di động kín, tích hợp piston để theo dõi sự thay đổi thể tích. 2. Nhiệt kế (thang đo từ 00C đến 1000C). 3. Bếp điện hoặc nước nóng để gia nhiệt. 4. Một dụng cụ đo áp suất (áp kế) gắn liền với bình chứa khí. 5. Thước đo chiều cao hoặc thể tích. 6. Giá đỡ và các kẹp giữ cố định dụng cụ. Thiết lập ban đầu: + Chuẩn bị bình chứa khí kín gắn nhiệt kế và áp kế. + Điều chỉnh để lượng khí ban đầu ở áp suất xác định P0, thể tích V0, và nhiệt độ T0 (khoảng 200C). . a) Ta có thể sử dụng bộ thí nghiệm (hình bên) để tìm hiểu về mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ của một khối lượng khí lí tưởng xác định khi giữ cho thể tích khí không đổi. b) Trình tự thí nghiệm: Nung nóng (giữ nguyên thể tích) khí trong xi lanh; Ghi giá trị nhiệt độ và giá trị áp suất khí; Lặp lại các thao tác. c) Số phân tử khí lí tưởng đã dùng trong thí nghiệm sẽ tăng tỉ lệ thuận với áp suất khí. d) Với kết quả thu được từ thí nghiệm, nếu nhiệt độ ban đầu là 270C, áp suất khí khi đó là 1,0 atm, thì nếu ta đun khí tăng nhiệt độ (0C) gấp đôi thì áp suất khí là 2,0 atm. Câu 2. Trong máy quang phổ khối (Mass Spectrometry), một ion đơn tích (q = +e), có khối lượng m=3,2×10−26 kg, được tăng tốc bởi hiệu điện thế U=200 V trước khi bay vào vùng từ trường đều B=0,5 T. Trong vùng từ trường, ion chuyển động theo quỹ đạo tròn. Cho biết điện tích của e= 1,6×10−19 C. a) Điện tích của ion là điện tích dương. b) Bán kính quỹ đạo của ion trong từ trường này là 10 cm. c) Chu kỳ chuyển động của ion trong từ trường xấp xỉ π (μs). d) Nếu có một ion khác với khối lượng m′=6,4×10−26 kg nhưng cùng điện tích q=+e thì bán kính quỹ đạo của ion này xấp xỉ là 1,27 cm. (1) (2) (3) (4) (5) (6) (6)
Câu 3. Bài thí nghiệm: Khảo sát định luật I nhiệt động lực học ΔU=Q+A. Trong đó: ΔU: độ biến thiên nội năng của hệ; Q: nhiệt lượng hệ nhận vào/tỏa ra; A: công mà hệ thực hiện/ nhận. Dụng cụ thí nghiệm: Một bình kín chứa khí có piston di động, nhiệt kế (thang đo từ 0 0C đến 1000C), áp kế để đo áp suất của khí, Hệ thống gia nhiệt (bếp điện hoặc nguồn nhiệt) công suất 50W, thước đo độ cao để xác định quãng đường dịch chuyển của piston, đồng hồ bấm giờ. Cho biết khối lượng piston và diện tích tiết diện của xi lanh S = 0,01 m2 , hiệu suất cấp nhiệt là 80%. Chuẩn bị ban đầu: Đặt piston di động ở trạng thái cân bằng, khí trong bình có thể tích ban đầu V1 = 1 lít, nhiệt độ t1=250C, và áp suất p1=1 atm. Ta bật nguồn cấp nhiệt. Ghi lại các giá trị p, V, T. a) Khi ta cấp nhiệt, khí nở ra đẩy piston đi lên. b) Sau 10s, nhiệt lượng cấp cho hệ là Q = P.t = 500J. c) Khi nắp piston dịch chuyển được 5 cm, khí có áp suất 111430 Pa. Khí đã thực hiện một công 55,715 J. d) Nội năng của khí tăng 334,285 J. Câu 4. Nguồn phóng xạ α americium 241 95Am có hằng số phóng xạ 5,081.10-11 (1/s) được đặt giữa hai bản kim loại kết nối với một pin. Các hạt α phóng ra làm ion hóa không khí giữa hai bản kim loại, cho phép một dòng điện nhỏ chạy giữa hai bản kim loại đó và chuông báo không kêu. Nếu có khói bay vào giữa hai bản kim loại, các ion trong này sẽ kết hợp với những phân tử khói và dịch chuyển chậm hơn làm cường độ dòng điện chạy giữa hai bản kim loại giảm đi. Khi dòng điện giảm tới mức nhất định thì cảm biến báo khói sẽ gửi tín hiệu kích hoạt chuông báo cháy. a) Tia α phát ra từ nguồn phóng xạ bị lệch về phía bản kim loại nhiễm điện dương. b) Chu kì bán rã của americium 241 95Am là 1,58.105 ngày. c) Độ phóng xạ của nguồn americium 241 95Am có khối lượng 0,125 μg là 25,7 kBq. d) Sau khi sử dụng 15 năm, độ phóng xạ của nguồn americium 241 95Am trong cảm biến giảm còn 3,47% so với độ phóng xạ ban đâu lúc mới mua. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 1 và Câu 2: Núi Bà Đen nằm ở tỉnh Tây Ninh. Đây là đỉnh núi cao nhất miền Nam Việt Nam với độ cao 986 m so với mực nước biển. Nhiệt độ trên đỉnh núi thường mát mẻ hơn nhiệt độ ở đồng bằng xung quanh, dao động từ 18°C đến 25°C, tùy vào mùa. Vào một ngày, lúc 6h sáng, nhiệt độ của đỉnh núi là 180C, biết rằng mỗi khi lên cao thêm 10m, áp suất khí quyển giảm l mmHg, và giả sử nhiệt độ xem như không đổi từ đỉnh núi đến chân núi. Ở điều kiện tiêu chuẩn, ở chân núi áp suất khí quyển là 760 mmHg, khối lượng riêng của không khí là 1,29kg/m3 .

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.