Content text CHỦ ĐỀ 2. SÓNG NGANG. SÓNG DỌC. SỰ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG CỦA SÓNG CƠ-HS.docx
1 Chủ đề 2 SÓNG NGANG. SÓNG DỌC. SỰ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG CỦA SÓNG CƠ Tóm tắt lý thuyết I Sóng ngang và sóng dọc 1 A. Sóng ngang: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Trừ trường hợp sóng mặt nước, còn sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn. Ví dụ: sóng trên mặt nước, sóng trên sợi dây cao su. B. Sóng dọc: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. Sóng dọc truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn Ví dụ: sóng âm, sóng trên lò xo. Sóng cơ không truyền được trong chân không. - So sánh sóng dọc và sóng ngang Sóng dọc Sóng ngang Giống nhau Đều là sự lan truyền dao động trong môi trường vật chất. Khác nhau Có phương dao động của các phần tử môi trường trùng với phương truyền sóng. Có phương dao động của các phần tử môi trường vuông góc với phương truyền sóng. - Ví dụ về sóng dọc và sóng ngang trong thực tiễn: + Sóng âm khi truyền trong không khí hay trong chất lỏng là sóng dọc. Biên độ của sóng âm càng lớn thì biên độ dao động của màng nhĩ càng lớn, âm nghe càng to. Tần số của sóng âm càng lớn thì tần số dao động của màng nhĩ càng lớn, âm nghe càng cao.
2 + Sóng truyền trên mặt nước là sóng ngang. Quá trình truyền năng lượng bởi sóng 2 - Nguồn sóng là nguồn năng lượng. Sóng mang năng lượng của nguồn đến mọi nơi trên phương truyền sóng. - Mọi sóng mang năng lượng đi xa mà không mang các phần tử vật chất đi cùng. Đó là điểm khác biệt căn bản giữa chuyển động của sóng và chuyển động của hạt. - Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng. - Ví dụ trong thực tế sóng truyền năng lượng: Sóng địa chấn (động đất). - Ánh sáng là sóng, mang năng lượng và truyền được trong chân không. Ánh sáng cũng có những đại lượng đặc trưng như chu kì, tần số, bước sóng và tốc độ truyền sóng. Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,38 đến 0,76 . - Sóng âm nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz. Đề trên lớp II Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm) 1 Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1. Chọn câu đúng. A. Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây. B. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang là sóng truyền theo phương nằm ngang.
3 C. Sóng dọc là sóng trong đó phương dao động (của các phần tử của môi trường) trùng với phương truyền sóng. D. Sóng dọc là sóng truyền theo trục tung, còn sóng ngang là sóng truyền theo trục hoành. Câu 2. [TN-2008]. Khi nói về sóng, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng. B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng. C. Sóng cơ không truyền được trong chân không. D. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng. Câu 3. (SBT- KNTT) Chọn câu đúng A. Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây B. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang là sóng truyền theo phương nằm ngang C. Sóng dọc là sóng trong đó phương dao động (của các phần tử môi trường) trùng với phương truyền. D. Sóng ngang là sóng trong đó phương dao động (của các phần tử môi trường) trùng với phương truyền. Câu 4. Cho mũi nhọn P chạm nước và dao động theo phương thẳng đứng để tạo sóng ngang trên mặt nước. Kết luận đúng: A. Khi có sóng truyền tới các phần tử nước dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. B. Khi có sóng truyền tới miếng xốp trên mặt nước, miếng xốp bị đẩy đi xa theo chiều truyền. C. Khi có sóng truyền tới miếng xốp trên mặt nước, miếng xốp dao động xung quanh vị trí cân bằng theo phương vuông góc với phương thẳng đứng. D. Khi có sóng truyền tới, các phần tử nước không dao động mà đứng yên tại chỗ. Câu 5. Hình dạng sóng truyền theo chiều dương trục Ox ở một thời điểm có dạng như hình vẽ, ngay sau thời điểm đó chiều chuyển động của các điểm A. B. C. D và E là
4 A. Điểm B. C và E đi xuống còn A và D đi lên. B. Điểm A. B và E đi xuống còn điểm C và D đi lên. C. Điểm A và D đi xuống còn điểm B, C và E đi lên. D. Điểm C và D đi xuống và A, B và E đi lên. Câu 6. (SBT - KNTT) Một sóng ngang có tần số 100 Hz truyền trên một sợi dây nằm ngang với tốc độ 60 m/s, qua điểm A rồi đến điểm B cách nhau 7,95 m. Tại một thời điểm nào đó A có li độ âm và đang chuyển động đi lên thì điểm B đang có li độ A. âm và đang đi xuống. B. âm và đang đi lên. C. dương và đang đi lên. D. dương và đang đi xuống. Câu 7. (SBT -Vật lý 11 KNTT) Một sóng cơ có tần số 20 Hz truyền trên mặt nước với tốc độ 1,5 m/s. Trên phương truyền sóng, sóng truyền tới điểm P rồi mới tới điểm Q cách nó 16,125 cm. Tại sai thời điểm t, điểm P hạ xuống thấp nhất thì sau thời gian ngắn nhất là bao nhiêu điểm Q sẽ hạ xuống thấp nhất? A. s. B. s. s. s. Câu 8. Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s và bước sóng 34 cm. Tần số của sóng này là A. 100 Hz B. 1000 Hz C. 200 Hz D. 2000 Hz Câu 9. Một cái còi phát sóng âm có tần số 1000 Hz chuyển động đi ra xa một người đứng bên đường về phía vách đá với tốc độ 10 m/s. Lấy tốc độ âm trong không khí là 330 m/s. Tần số của âm người đó nghe trực tiếp từ cái còi là A. 970,6 Hz. B. 598,1 Hz. C. 785,9 Hz. D. 992,1 Hz. Câu 10. Chọn câu đúng. Siêu âm là âm A. có tần số vô cùng nhỏ. B. có cường lớn.