Content text Các cơ thể năng lượng Phần V - Nhóm 2 - Lớp sáng thứ 7 (1).pdf
1 DANH SÁCH NHÓM 2 Văn Tôn Hoàng Phương Nguyễn Thị Lan Thu Nguyễn Thành Phát Võ Thu Huỳnh Phạm Trung Nghĩa Phạm Minh Duy 1. Các cơ thể năng lượng (năng lượng thô và năng lượng vi tế) Cơ thể năng lượng là một hệ thống vi tế bao gồm các trường năng lượng, kênh dẫn năng lượng và các cơ quan năng lượng. Những cấu trúc này không chỉ hỗ trợ cơ thể vật lý mà còn tạo ra và duy trì sự cân bằng giữa các tầng năng lượng khác nhau. - Năng lượng thô: Là loại năng lượng có thể đo lường được, như điện, từ trường, ánh sáng và nhiệt. - Năng lượng vi tế: Là loại năng lượng không thể đo lường bằng các phương pháp khoa học hiện tại. Năng lượng này hoạt động ở tần số cao hơn và ảnh hưởng đến cả sức khỏe vật lý lẫn tinh thần. Cấu trúc của cơ thể năng lượng: Cơ thể năng lượng được gồm ba cấu trúc chính: - Trường năng lượng: Bao gồm morphogenetic fields (trường hình thái), etheric fields (trường ether), và auric fields (trường hào quang). Những trường này không dừng lại ở da mà lan tỏa ra ngoài, kết nối con người với môi trường xung quanh. - Kênh dẫn năng lượng: Các kinh mạch trong hệ thống y học cổ truyền Trung Quốc vận chuyển khi (chi) qua cơ thể, đảm bảo sức khỏe tổng thể; Cac kênh năng lượng Nadis, theo các hệ thống Hindu giáo và các hệ thống tương đương, dẫn sinh khí (prana) đi nuôi cơ thể. - Các cơ thể năng lượng tinh tế: Gồm nhiều thể năng lượng vi tế (như thể dĩ thái, thể cảm xúc, thể tâm trí, thể trí tuệ, thể nhân quả... và các lớp vỏ hình trứng). Luân xa là các trung tâm năng lượng cũng được coi là một cơ thể năng lượng tinh tế , có vai trò chuyển hóa nhanh chóng năng lượng vi tế thành dạng chậm hơn để sử dụng trong cơ thể vật lý. Vai trò của các cơ thể năng lượng: - Các trường, kênh và cơ thể năng lượng tinh tế tạo lên sự sống trong chúng ta- Cấu trúc này tạo nền tảng cho thực tại vật lý, cung cấp thông tin và sự cân bằng cần thiết để duy trì sự sống.
2 - Các cơ thể năng lượng là một phần không thể thiếu trong việc hiểu về sự liên kết giữa vật lý và tinh thần. Việc nghiên cứu chúng giúp mở rộng khả năng chữa lành và cải thiện sức khỏe toàn diện. 2/ Các trung tâm năng lượng chính - các luân xa Các luân xa được mô tả là những trung tâm năng lượng quan trọng trong cơ thể năng lượng vi tế. Định nghĩa và vai trò của luân xa: - Luân xa (chakras) là các trung tâm năng lượng xoay tròn, hoạt động như "cơ quan" chuyển đổi năng lượng vi tế thành năng lượng vật lý mà cơ thể có thể sử dụng. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe thể chất, cảm xúc, tinh thần và tâm linh. - Luân xa được kết nối với các kênh năng lượng gọi là nadis, qua đó năng lượng sống (prana) được lưu thông khắp cơ thể. Cấu trúc của luân xa: - Một luân xa thường được mô tả như một vòng xoáy hoặc bánh xe xoay tròn. - Nó có hai mặt: một mặt hướng ra phía trước cơ thể và một mặt hướng ra phía sau. Phát triển của các luân xa theo độ tuổi: Các luân xa phát triển theo từng giai đoạn cuộc đời: - Luân xa gốc phát triển trong những năm đầu đời, khi con người tập trung vào nhu cầu sinh tồn. - Luân xa vương miện phát triển mạnh mẽ hơn khi con người đạt đến sự trưởng thành về mặt tâm linh. Liên kết với hệ nội tiết Mỗi luân xa được liên kết với một tuyến nội tiết trong cơ thể vật lý: - Ví dụ, luân xa gốc liên kết với tuyến thượng thận; luân xa tim liên kết với tuyến ức; và luân xa vương miện liên kết với tuyến tùng. 3/ Sự hội ngộ giữa các nguyên lý khoa học và lý thuyết về luân xa Có mối liên hệ giữa khoa học hiện đại và các lý thuyết cổ xưa về luân xa, có cách hai lĩnh vực này bổ sung và xác nhận lẫn nhau. Năng lượng vi tế và khoa học
3 - Khái niệm năng lượng vi tế: Theo truyền thống, năng lượng vi tế (prana, chi) là lực sống không thể đo lường trực tiếp bằng công cụ vật lý thông thường. Tuy nhiên, các nghiên cứu về trường sinh học (biofield) và ánh sáng sinh học (biophoton) đã cung cấp bằng chứng gián tiếp: + Biophoton: DNA và tế bào phát ra các hạt ánh sáng nhỏ, đóng vai trò điều chỉnh quá trình trao đổi chất và thông tin tế bào. Hiện tượng này tương đồng với mô tả về luân xa như các trung tâm phát quang năng lượng. + Trường điện từ cơ thể: Cơ thể con người tạo ra trường điện từ yếu, có thể đo được bằng thiết bị như EEG hoặc SQUID. Các trường này tập trung ở vị trí tương ứng với luân xa, như vùng tim (luân xa tim) hoặc não (luân xa đỉnh đầu). - Luân xa và hệ thống sinh lý: + Liên kết với hệ thần kinh tự chủ: Nghiên cứu năm 2020 chỉ ra rằng sự mất cân bằng ở luân xa gốc (Muladhara) ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ, gây rối loạn nhịp tim, tiêu hóa và huyết áp. - Tuyến nội tiết: Mỗi luân xa tương ứng với một tuyến nội tiết: + Luân xa cổ họng (Vishuddha) ↔ Tuyến giáp. + Luân xa đỉnh đầu (Sahasrara) ↔ Tuyến tùng. Sự tương tác này giải thích cách thiền định hoặc trị liệu năng lượng có thể điều chỉnh hormone. - Bằng chứng từ nghiên cứu thực nghiệm: + Thiền định và hoạt động não: Nghiên cứu năm 2018 sử dụng EEG cho thấy thiền tập trung vào luân xa gốc làm tăng hoạt động điện ở vùng não liên quan đến bản năng sinh tồn và cảm xúc. Thiền định kích hoạt luân xa đỉnh đầu (Sahasrara) làm tăng melatonin từ tuyến tùng, cải thiện giấc ngủ và nhận thức tâm linh. - Ý định và hiệu ứng lượng tử: Niềm tin của người trị liệu và bệnh nhân ảnh hưởng đến kết quả điều trị, phù hợp với thuyết lượng tử về vai trò của ý thức trong vật chất. CÁC HỆ THỐNG CƠ THỂ NĂNG LƯỢNG VI TẾ: 1. Hệ thống 7 luân xa chính theo mô hình Hindu: