PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text GA bài 2 (tuần 4).docx

Đặng Thị Minh Ngọc - Trường THPT Ngô Sĩ Liên - Năm học 2023- 2024 1 BÀI 2. THƠ VĂN NGUYỄN DU (11 tiết: Đọc hiểu 6 tiết; tiếng Việt 1 tiết; Viết 3 tiết; Nói và nghe 1 tiết) ❖ MỤC TIÊU CHUNG 1. Năng lực - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, tác giả, truyện thơ Nôm, thể loại thơ Đường luật để đọc hiểu những đoạn trích tiêu biểu trong Truyện Kiều, thơ chữ Hán của Nguyễn Du. - Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn, tài năng cùng những đóng góp to lớn của đại thi hào đối với sự phát triển của văn học dân tộc. - Nhận biết và phân tích được đặc điểm, tác dụng của biện pháp đối. - Biết viết văn bản nghị luận và thuyết trình, giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật tự chọn (điện ảnh, sân khấu, âm nhạc, hội hoạ…) 2. Phẩm chất - Tự hào về Nguyễn Du và có ý thức phát huy di sản văn học của đại thi hào dân tộc. ❖ NỘI DUNG TIẾT 15. NGUYỄN DU - CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP A. Mục tiêu 1. Năng lực: - Hiểu và trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử; cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du. - Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn, tài năng cùng những đóng góp to lớn của đại thi hào đối với sự phát triển của văn học dân tộc. 2. Phẩm chất: Tự hào về Nguyễn Du và có ý thức phát huy di sản văn học của đại thi hào dân tộc. B. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị: - Thiết bị CNTT, phần mềm: Máy tính, Power Point - Thiết bị dạy học khác: Máy chiếu, màn chiếu/tivi thông minh, loa, micro... 2. Học liệu số: - Học liệu số: Bài trình chiếu Power Point - Học liệu khác: phiếu học tập, hình ảnh, video,... C. Tiến trình dạy học Hoạt động 1. Mở đầu a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối những bài học trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của học sinh. Đồng thời, qua đó, nêu nhiệm vụ học tập. b. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ (Nội dung): GV nêu nhiệm vụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã hoà nhập vào đời sống, sinh hoạt văn hoá của dân tộc Việt Nam. Bạn hãy nêu một trường hợp có sử dụng hình thức đố Kiều, lẩy Kiều hoặc vịnh Kiều. * Thực hiện nhiệm vụ (Sản phẩm): HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và tìm câu trả lời. * Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1-2 HS trả lời. * Kết luận, nhận định: Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Ông có những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà với những tác phẩm tiêu biểu được cả thế giới biết đến như Truyện Kiều - đỉnh cao của văn học dân tộc, là tinh hoa văn hóa ánh mãi ngàn đời. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong nền thơ ca dân tộc. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới I. Cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú a. Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du ảnh hưởng tới sáng tác của ông b. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ (Nội dung): GV nêu nhiệm vụ: Hãy nêu những đặc điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du ảnh hưởng tới sáng tác của ông * Thực hiện nhiệm vụ (Sản phẩm): HS xem lại nhiệm vụ đã thực hiện trước ở nhà * Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1-2 HS trình bày; HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung * Kết luận, nhận định: 1. Thời đại: Sinh ra vào thời đại có nhiều biến cố to lớn làm thay đổi lịch sử, xã hội ở cuối thế kỉ XVIII – XIX (Sự sụp đổ của triều đình vua Lê - chúa Trịnh, thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, sự thiết lập triều đình nhà Nguyễn) 2. Gia đình: Sinh ra trong một gia đình, dòng họ đại quý tộc, có truyền thống khoa bảng - nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn hóa, văn học -> điều kiện thuận lợi để phát triển tài năng và nhân cách Nguyễn Du 3. Cuộc đời: Ảnh hưởng sâu sắc bởi thời đại và gia đình, dẫn đến những đặc điểm nổi bật - Cuộc đời đầy thăng trầm, từng trải: trải qua nhiều hoàn cảnh sống, nhiều địa vị sang hèn, cao thấp khác nhau - Cuộc đời với vốn sống phong phú: tiếp thu được từ cuộc sống (đi nhiều, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, môi trường văn hoá khác nhau) và từ sách vở (tinh hoa văn hoá dân tộc, Trung Quốc) -> Sáng tác của Nguyễn Du mang giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc; đạt tới những đỉnh cao nhất về nghệ thuật thuật thơ ca, nghệ thuật văn chương Nôm. II. Đại thi hào dân tộc a. Mục tiêu: Trình bày được những biểu hiện của giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Du b. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ (Nội dung): GV nêu nhiệm vụ: Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Du được thể hiện ở những điểm nào? * Thực hiện nhiệm vụ (Sản phẩm): HS xem lại nhiệm vụ đã thực hiện trước ở nhà
* Báo cáo, thảo luận: GV gọi 3 HS trình bày tương ứng với 3 phần trong SGK; HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung * Kết luận, nhận định: 1. Nguyễn Du – nhà thơ với cái nhìn hiện thực sâu sắc: - Thơ chữ Hán: phản ánh những số phận cơ cực, hẩm hiu (ông già mù hát rong, người mẹ dắt con đi ăn xin...); những con người sắc tài mà bi kịch (người phụ nữ gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh) cùng những bất công xã hội -> Lên án xã hội bất công tàn bạo - Sáng tác chữ Nôm, đặc biệt là Truyện Kiều: + Nguyễn Du mượn câu chuyện nước ngoài, mượn xã hội triều Minh (Trung Quốc) để phản ánh hiện thực xã hội thời đại ông. + Truyện Kiều phản ánh những thế lực tàn bạo trong xã hội (tầng lớp quan lại, những kẻ lưu manh, sự khuynh đảo của đồng tiền) chà đạp lên quyền sống của con người + Truyện Kiều cũng phản ánh cuộc sống của người dân vô tội, những thân phận nhỏ bé bị áp bức, đau khổ mà điển hình là gia đình Thuý Kiều, thân phận Thuý Kiều. + Truyện Kiều chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh của người dân vô tội chính là những thế lực tàn bạo trong xã hội -> Lên án, tố cáo xã hội vô nhân đạo => Sáng tác của Nguyễn Du được viết ra từ “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, điều này cho thấy giữa cái nhìn hiện thực và trái tim nhân đạo của Nguyễn Du có mối quan hệ sâu sắc. 2. Nguyễn Du – nhà nhân đạo chủ nghĩa - Thơ chữ Hán: + Lòng thương người: thương những người nghèo khổ, bất hạnh 9oong già mù hát rong, mẹ con người ăn xin…); thương những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc (ca nữ đất La Thành, người gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh đất Tây Hồ…); thương những người có tài năng, nhân cách mà cuộc đời bi kịch (Khuất Nguyên, Đỗ Phủ…) + Trân trọng, đề cao cái đẹp, tài năng, nhân cách (sắc đẹp và văn chương của Tiểu Thanh; tài văn chương và nhân cách của Khuất Nguyên…) + Lòng tự thương mình: tài năng mà bi kịch, hoài bão không được thực hiện, cô đơn, bơ vơ trước cuộc đời,… -> Lòng tự thương là biểu hiện của ý thức về cá nhân, thể hiện tình cảm, tư tưởng nhân đạo sâu sắc - Sáng tác chữ Nôm, đặc biệt là Truyện Kiều: + Thương cho những số phận bị đoạ đày, đau khổ, tài hoa mà mệnh bạc (Cuộc đời Thuý Kiều là một chuỗi những bi kịch – bi kịch tình yêu, gia đình, nhân phẩm, quyền sống…) + Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người, cuộc sống (thế lực cường quyền và những thế lực tàn bạo khác) + Khẳng định, đề cao những khát vọng chân chính của con người: khát vọng tình yêu, hạnh phúc, khát vọng tự do, công lí, khát vọng sống) 3. Nguyễn Du – thiên tài nghệ thuật - Thơ chữ Hán: phần lớn được viết theo thể Đường, rất phong phú về tiểu loại (ngũ ngôn/ thất ngôn/ tứ tuyệt/ bát cú/ trường thiên); bút pháp nghệ thuật phong phú đa dạng (trữ tình, tự sự,
hiện thực, trào phúng); cô đọng, hàm súc, chất trữ tình hòa quyện chất triết lí đem đến sự thâm trầm, sâu sắc. - Truyện Kiều: + Kết hợp giữa yếu tố tự sự (truyện) và trữ tình (thơ): Nguyễn Du đã chuyển thể loại từ tiểu thuyết chương hồi khi tiếp thu Kim Vân Kiều truyện sang truyện thơ Nôm + Điểm nhìn trần thuật thay đổi: Từ người đúng ngoài câu chuyện thành người trong cuộc + Ngôn ngữ kể chuyện: Đặc biệt thành công với ngôn ngữ nửa trực tiếp + Xây dựng nhân vật: Được phân theo loại (tốt- xấu, thiện-ác) nhưng cũng có những nhân vật không phân chia theo loại (nhân vật có sự đan xen tốt - xấu như Thúc Sinh, Hoạn Thư); tính cách nhân vật được khắc họa với cả dáng vẻ bên ngoài và đời sống nội tâm theo cả bút pháp ước lệ và tả thực + Miêu tả thiên nhiên: thiên nhiên có khi là đối tượng thẩm mĩ, được miêu tả chân thực, sinh động; có khi là phương tiện thể hiện tâm trạng nhân vật (nghệ thuật tả cảnh ngụ tình) + Thể thơ: Thể thơ lục bát vừa dân dã, bình dị như ca dao, dân ca, vừa trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị cổ điển (khuôn thước, mẫu mực) + Ngôn ngữ: Tiếng Việt trong Truyện Kiều rất giàu, đẹp; kết hợp ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở.. III. Tổng kết: a. Mục tiêu: Đánh giá được vị trí, những đóng góp to lớn của Nguyễn Du với văn học Việt Nam; hiểu được cách đọc một về một tác giả văn học b. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ (Nội dung): GV nêu nhiệm vụ: Đánh giá về vị trí, những đóng góp to lớn của Nguyễn Du với văn học Việt Nam và phương pháp cần lưu ý khi tìm hiểu về một tác giả văn học * Thực hiện nhiệm vụ (Sản phẩm): HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ * Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1-2 HS trả lời * Kết luận, nhận định: - Những đóng góp của đại hào Nguyễn Du không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với văn hóa, văn học Việt Nam mà còn mang tầm vóc quốc tế. - Truyện Kiều là một kiệt tác, có những giá trị nội dung và nghệ thuật vượt thời gian - Phương pháp tìm hiểu về một tác giả văn học: + Những yếu tố khách quan (thời đại, gia đình) và chủ quan (cuộc đời, con người tác giả) ảnh hưởng tới sự nghiệp văn học + Giá trị văn học và những đóng góp nổi bật của tác giả đối với sự phát triển của giai đoạn văn học, nền văn học Hoạt động 3. Luyện tập a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học để khắc sâu nội dung b. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ (Nội dung): GV nêu nhiệm vụ: Vì sao khẳng định thơ chữ Hán của Nguyễn Du là “bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc”

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.