Content text Bài 39. Tác động của con người đối với môi trường.doc
Trang 3 Tên việc làm Tác hại Hành động cần làm để khắc phục Hướng dẫn giải Bảng 1. Bảng ghi những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và biện pháp khắc phục Tên việc làm Tác hại Hành động cần làm để khắc phục Săn bắt thú quý hiếm Gây tuyệt chủng ở một số loài làm mất cân bằng sinh thái. Chăm sóc, bảo vệ thú quý hiếm. Khai thác rừng bừa bãi Xói mòn, thoái hóa đất, lũ lụt, khí hậu bất thường, mất cân bằng sinh thái. Khai thác rừng hợp lí, bảo vệ rừng và trồng rừng. Xả rác, chất thải bừa bãi Ô nhiễm môi trường. Ý thức bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh nơi ở và nơi công cộng. Ví dụ 3. Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, thời kì nào sau đây con người có tác động ít nhất đến môi trường xung quanh? A. Thời kì nguyên thủy. B. Xã hội nông nghiệp. C. Xã hội công nghiệp. D. Thời kì đô thị hóa. Hướng dẫn giải Thời nguyên thủy: con người sống hài hòa với thiên nhiên, cách sống cơ bản là săn bắt động vật; hái lượm cây rừng. Do vậy, con người ít tác động vào thiên nhiên và môi trường. Chọn A. III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN Bài tập cơ bản Câu 1: Thời kì nguyên thủy, con người có các hình thức khai thác thiên nhiên nào sau đây? 1. Bắt cá. 2. Hái lượm hoa quả. 3. Đốt rừng để săn thú. 4. Trồng trọt. 5. Chăn nuôi. A. 1, 2 và 3. B. 2, 4 và 5. C. 1, 4 và 5. D. 1, 2 và 4. Câu 2: Khi nói tới ảnh hưởng của con người đến môi trường trong thời kì xã hội nông nghiệp, phát biểu nào sau đây đúng? A. Con người trong giai đoạn này sống hài hòa với tự nhiên, họ săn bắt và hái lượm nên ít ảnh hưởng đến môi trường. B. Con người biết trồng trọt và chăn nuôi dẫn đến việc chặt phá rừng và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc. C. Công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá đi rất nhiều diện tích rừng trên Trái Đất. D. Đô thị hóa ngày càng tăng đã lấy đi rất nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt. Câu 3: Những hoạt động nào sau đây của con người phá hủy môi trường tự nhiên? 1. Săn bắt động vật hoang dã. 2. Đốt rừng lấy đất trồng trọt. 3. Khai thác khoáng sản. 4. Phát triển thêm nhiều khu dân cư. 5. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
Trang 4 A. 1, 2, 3, 5. B. 2, ,3, 4, 5. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 2, 4, 5. Câu 4: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là: A. phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu. B. cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng hệ sinh thái. C. cày xới đất canh tác làm thay đổi đất và nước tầng mặt. D. săn bắt nhiều loài động vật làm giảm đa dạng sinh học. Câu 5: Trong các hoạt động của con người sau đây, hoạt động nào gây hậu quả phá hủy môi trường tự nhiên nghiêm trọng nhất? A. Hái lượm. B. Săn bắt động vật hoang dã. C. Chăn thả gia súc. D. Đốt rừng lấy đất trồng trọt. Câu 6: Săn bắt động vật hoang dã ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên vì: A. làm mất nhiều loài sinh vật dẫn đến mất cân bằng sinh thái. B. gây cháy rừng dẫn đến ô nhiễm môi trường. C. làm thay đổi môi trường đất và nước tầng mặt. D. làm nhiều vùng đất khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. Câu 7: Những hoạt động nào sau đây của con người gây hậu quả xấu đối với môi trường? 1. Làm mất các loài sinh vật. 2. Làm tăng thêm nhiều giống vật nuôi, cây trồng mới. 3. Làm mất cân bằng sinh thái. 4. Làm suy giảm các hệ sinh thái hoang dã. 5. Xây dựng thêm nhiều khu bảo tồn thiên nhiên. A. 1, 2, 3. B. 3, 4, 5. C. 1, 3, 4. D. 2, 4, 5. Bài tập nâng cao Câu 8: Những biện pháp nào sau đây giúp cải tạo và bảo vệ môi trường? 1. Xây dựng nhiều khu chung cư cao tầng và trồng nhiều cây xanh xung quanh. 2. Hạn chế phát triển dân số, kiểm soát các nguồn chất thải gây ô nhiễm. 3. Bảo vệ các loài sinh vật, phục hồi và trồng rừng mới, sử dụng hiệu quả tài nguyên. 4. Cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi để cho năng suất cao và giúp cải tạo đất. A. 1,2 và 3. B. 2, 3 và 4. C. 1, 2 và 4. D. 1, 3 và 4. Câu 9: Hãy nêu hậu quả nạn phá rừng của con người? ĐÁP ÁN Bài tập cơ bản 1 – A 2 – B 3 – C 4 – A 5 – D 6 – A 7 – C Bài tập nâng cao 8 – B Câu 9: Việc phá rừng ồ ạt đã gây nên các hậu quả sau đây: Biến đổi khí hậu: lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên. Đất bị xói mòn trở nên bạc màu. Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.