Content text 3206.ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC MÔN KHTN 8 PHÂN MÔN VẬT LÝ - BẢN RÚT GỌN.pdf
MỤC LỤC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG BÁO CÁO BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8 PHÂN MÔN VẬT LÝ Người thực hiện: Năm học: 2023-2024
MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................. 2 PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1. Lý do chọn giải pháp..................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 2 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 2 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 2 1. THỰC TRẠNG CỦA GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT, ĐÃ CÓ................................ 2 1. Bối cảnh của giải pháp (Lý do)................................................................. 2 2. Những thuận lợi và khó khăn.................................................................... 3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN............................................................................. 4 1. Trình bày các bước, quy trình thực hiện giải pháp mới............................ 4 2. Những ưu điểm và nhược điểm của giải pháp mới................................. 12 3. Đánh giá về sáng kiến được tạo ra .......................................................... 12 PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................. 16 1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến ... 16 2. Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng sáng kiến vào thực tiễn16 3. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền ..................................... 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 18 PHỤ LỤC............................................................................................................ 19
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn giải pháp Trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0, việc áp dụng công nghệ, khoa học kĩ thuật, các công cụ, phương tiện hiện đại trở nên phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có giáo dục. Các bài học có sự kết hợp, hỗ trợ của công nghệ (máy chiếu, thiết bị nghiên cứu...), các ứng dụng, phần mềm (như PowerPoint, Kahoot, Menti)... đang góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy, sử dụng công nghệ trong dạy học đã và đang là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm, nghiên cứu và thực hiện. Đặc biệt, với lượng thông tin quá lớn yêu cầu học sinh cần ghi nhớ, vận dụng trong các môn học như hiện nay, rõ ràng việc cần có những phương tiện dạy học mới nhằm đơn giản hóa cách thức thể hiện thông tin để hỗ trợ đắc lực cho việc tiếp nhận của người học là một yêu cầu cấp thiết và sơ đồ tư duy là một giải pháp hợp lý cho yêu cầu đó. Sơ đồ tư duy hay còn có một số tên gọi khác như bản đồ tư duy, lược đồ tư duy... là hình thức ghi chép nhằm phân tích, đào sâu, mở rộng một ý tưởng hoặc tóm tắt những ý chính của một nội dung, một chủ đề có hệ thống hơn bằng cách kết hợp việc sử dụng các yếu tố tượng hình như hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Sơ đồ tư duy kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh, phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não, rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Với việc vẽ sơ đồ tư duy, học sinh không chỉ là người tiếp nhận thông tin mà còn cần phải suy nghĩ về các thông tin đó, giải thích nó và kết nối nó với cách hiểu biết của mình. Điều quan trọng hơn là học sinh học được một quá trình tổ chức thông tin, tổ chức các ý tưởng. Dạy học với sơ đồ tư duy có tính kế thừa các phương pháp dạy học tích cực, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế. Việc áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lại không đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian, không phải đầu tư thêm về kinh phí, trang thiết bị dạy học (sử dụng phấn màu, bút màu, giấy, bìa, mặt sau của tờ lịch,...) Ngoài ra, có thể dùng các phần mềm để thiết kế sơ đồ tư duy và đó cũng là một trong những cách để đẩy mạnh công nghệ thông tin trong dạy - học. Vậy sử dụng sơ đồ tư duy như thế nào để thật sự hiệu quả trong những giờ dạy - học toán. Đó là điều khiến tôi luôn băn khoăn suy nghĩ và tìm tòi. Qua quá trình tự học, tự bồi dưỡng, bằng những trải nghiệm trong quá trình dạy học, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 8 phân môn Vật lý”.
2 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát và đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong việc giảng dạy và học tập môn Khoa học tự nhiên lớp 8 phân môn Vật lý. Từ đó, đề xuất một mô hình ứng dụng sơ đồ tư duy hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lực tư duy cho học sinh. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 8 phân môn Vật lý ở trường THCS... - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung ở phân môn Vật lý, thực hiện trong thực tiễn dạy và học ở 2 lớp thực nghiệm là 8A và 8B ở trường THCS.... PHẦN NỘI DUNG 1. THỰC TRẠNG CỦA GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT, ĐÃ CÓ 1. Bối cảnh của giải pháp (Lý do) Hệ thống giáo dục hiện nay đang chuyển đổi từ mô hình giáo dục truyền thống sang mô hình giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, với mục tiêu chú trọng phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. Sự chuyển đổi này bao gồm những thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận và phương pháp giảng dạy, nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu học tập và phát triển cá nhân của học sinh. Trong khi đó nội dung kiến thức môn Vật lý lớp 8 mang tính trừu tượng, phức tạp, đòi hỏi học sinh phải có tư duy logic, sáng tạo và khả năng tư duy phản biện để tiếp thu và vận dụng kiến thức. Trong thực tế dạy và học hiện nay, nhiều giáo viên đang gặp khó khăn trong việc truyền tải kiến thức một cách hiệu quả, thu hút học sinh tham gia học tập do nhiều lý do khác nhau như mỗi học sinh có sở thích, năng lực và phong cách học tập riêng biệt. Hay trong thời đại công nghệ số, học sinh thường xuyên bị phân tâm bởi các thiết bị điện tử và mạng xã hội. Cùng với đó, một số giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy không phù hợp với độ tuổi hoặc trình độ của học sinh, điều này có thể khiến học sinh cảm thấy khó hiểu và nản lòng. Điều này dẫn đến một thực trạng khác là học sinh thụ động, thiếu hứng thú, khó khăn trong việc ghi nhớ và vận dụng kiến thức cũng như chưa được phát triển đầy đủ năng lực tư duy logic, tư duy sáng tạo, tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề. Sơ đồ tư duy (Mind Map) là một công cụ hỗ trợ tư duy sáng tạo và hiệu quả, được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1970. Công cụ này giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, tăng cường khả năng ghi nhớ, phát triển tư duy logic,