Content text BAI TAP ROI LOAN NHIP.pdf
www.dientamdo.com BÀI TẬP RỐI LOẠN NHỊP
1 BÀI TẬP RỐI LOẠN NHỊP Copyright© www.dientamdo.com RỐI LOẠN NHỊP XOANG CÁC VÍ DỤ (Lưu ý: nếu không nói gì thêm, hiểu là chuyển đạo II) Nhịp xoang bình thường Tần số: bình thường từ 60 – 100 lần/phút Nhịp điệu: đều Sóng P: bình thường (dương và đồng nhất) Khoảng PR: Bình thường (0.12 – 0.20 giây) QRS: bình thường (0.06 – 0.10 giây) Nhịp chậm xoang Tốc độ: chậm (< 60 lần/phút) Nhịp điệu: Đều Sóng P: bình thường (dương và đồng nhất) Khoảng PR: bình thường (0.12 – 0.20 giây) QRS: bình thường (0.06 – 0.10 giây) Nhịp nhanh xoang Tần số: nhanh (>100 lần/phút)
2 BÀI TẬP RỐI LOẠN NHỊP Copyright© www.dientamdo.com Nhịp điệu: đều Sóng P: bình thường (dương và đồng nhất) Khoảng PR: bình thường (0.12 – 0.20 giây) QRS: bình thường (0.06 – 0.10 giây) Loạn nhịp xoang Tần số: thường là bình thường (60 – 100 lần/phút), tần số tăng lên lúc hít vào và giảm đi khi thở ra Nhịp điệu: không đều, thay đổi khi thở, sự khác biệt sự khoảng RR ngắn nhất và dài nhất > 0.16 giây Sóng P: bình thường (dương và đồng nhất) Khoảng PR: bình thường (0.12 – 0.20 giây) QRS: bình thường (0.06 – 0.10 giây) Ngưng xoang (Sinus pause) - Nghĩ là nút xoang không phát xung - Hoạt động điện thế sẽ phục hồi khi nút xoang phục hồi, hoặc do một vị trí phát xung khác đảm nhiệm vai trò chủ nhịp - Khoảng ngưng xoang không phải là một bội số của khoảng P-P, vì chúng ta không biết lúc nào nút xoang sẽ phục hồi trở lại. Tần số: bình thường hoặc chậm, được quyết định bởi thời gian và tần xuất của khoảng ngưng xoang Sóng P: bình thường PR: bình thường QRS: bình thường
3 BÀI TẬP RỐI LOẠN NHỊP Copyright© www.dientamdo.com Block xoang nhĩ - Nút xoang vẫn phát xung, nhưng sóng khử cực bị block lại, do đó không đi xuống khử cực tâm nhĩ được nên không có sóng P. - Khoảng thời gian bị block là một bội số của khoảng PP (giúp phân biệt với ngưng xoang), vì nút xoang vẫn khử cực với nhịp đều bình thường - Sau một nhịp bị block, chu trình lại trở về bình thường