PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 3. PHẦN 2 - NGÔN NGỮ - VĂN HỌC.docx




H S A hai cuộc khai thác thuộc địa (lần thứ nhất từ năm 1897 đến năm 1914, lần thứ 2 từ năm 1919 đến năm 1929), cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc. Một số thành phố công nghiệp ra đời, đô thị, thị trấn mọc lên ở nhiều nơi. Những giai cấp, tầng lớp xã hội mới: tư sản, tiểu tư sản (viên chức, học sinh, những người buôn bán hay sản xuất nhỏ,…), công nhân, dân nghèo thành thị,...xuất hiện ngày càng đông đảo. Một lớp công chúng có đời sống tinh thần và thị hiếu mới đã hình thành đòi hỏi một thứ văn chương mới. (2) Từ đầu thế kỷ XX, văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp. Luồng văn hóa mới thông qua tầng lớp trí thức Tây học (phần lớn là tiểu tư sản) ngày càng thấm sâu vào ý thức và tâm hồn người cầm bút cũng như người đọc sách. (3) Đến đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán, chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, từ hành chính công vụ tới văn chương nghệ thuật. Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi đã tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tiếp xúc với sách báo. Nhu cầu văn hóa của lớp công chúng mới đã làm nảy sinh những hoạt động kinh doanh văn hóa, làm cho nghề in, nghề xuất bản,, nghề làm báo theo kỹ thuật hiện đại phát triển khá mạnh. Viết văn cũng trở thành một nghề kiếm sống tuy rất khó khăn, chật vật. (4) Những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho văn học Việt Nam đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Hiện đại hóa ở đây được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới. (“Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945”, SGK Ngữ văn 11 tập 1, Nxb Giáo dục) Câu 56: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên. A. Khoa học. B. Báo chí. C. Nghệ thuật. D. Chính luận. Câu 57: Nhân tố nào KHÔNG ảnh hưởng đến quá trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam? A. Nhu cầu thẩm mĩ và văn hoá của một lớp công chúng có sự thay đổi. B. Sự xuất hiện và phổ biến của chữ quốc ngữ. C. Thực dân Pháp bình định nước ta về quân sự suốt gần nửa thế kỉ.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.