Content text (VẬT LÝ 10-11-12) SÁCH ÔN LUYỆN VẬT LÝ-Thầy Hoàng Oppa.docx
2 Khoảng cách giữa các phân tử Rất gần nhau (kích thước phân tử) Lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử chất rắn. Nhỏ hơn khoảng cách các phân tử chất khí. Rất xa nhau (gấp hàng chục lần kích thước hạt) Sự sắp xếp, Hình dạng Có trật tự, chặt chẽ. Rất khó bị nén Có hình dạng nhất định Kém trật tự hơn Khó bị nén Có thể tích xác định, và hình dạng của phần bình chứa. Không trật tự Có thể được nén trong bình Có hình dạng và thể của bình chứa nó. Chuyển động của các phân tử Các hạt dao động quanh vị trí cân bằng xác định. Dao động quanh vị trí cân bằng, có thể di chuyển và trượt lên nhau Chuyển động hỗn loạn, va chạm nhau, va chạm vào thành bình Lực tương tác Rất mạnh. Nhỏ hơn đổi với chất rắn và lớn hơn đối với chất khí Rất yếu Trạng thái và sự chuyển động của phân tử vật chất trong nước theo nhiệt độ Nhiệt độ thấp Nhiệt độ cao dần Thầy Minh 0917050099 Nhiệt độ cao Khoảng 100 0 C Ví dụ 01: Dựa vào mô hình động học phân tử, hãy giải thích hiện tượng: Mở lọ nước hoa và đặt ở một góc trong phòng, một lúc sau, người trong phòng có thể ngửi thấy mùi nước hoa. HD: Các phân tử khí nước hoa chuyển động hỗn loạn không ngừng trong không khí, chúng khuếch tán dần trong không khí một cách nhanh chóng, cho nên một lúc sau người trong phòng có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Ví dụ 02: Thanh sắt được tạo thành từ các phân tử chuyển động không ngừng nhưng tại sao lại không bị tan rã thành các hạt riêng biệt? Oqefknbsdfadgi242024hsioufđ30
3 HD: Các phân tử vật chất ở gần nhau. Lực tương tác giữa các phân tử chất rắn rất mạnh nên giữ được các phân tử này ở các vị trí xác định và làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định này. Do đó, các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định, rất khó nén. ● Khi các điều kiện như nhiệt độ, áp suất thay đổi, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. ● Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất được gọi là sự nóng chảy. ● Quá trình chuyển ngược lại, từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là sự đông đặc. ● Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) của các chất được gọi là sự hoá hơi. ● Quá trình chuyển ngược lại, từ thể khí (hơi) sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ. Một số chất rắn như iodine (i-ốt), băng phiến, đá khô (CO 2 ở thể rắn),… có khả năng chuyển trực tiếp sang thể hơi khi nó nhận nhiệt. Hiện tượng trên gọi là sự thăng hoa. Ngược với sự thăng hoa là sự ngưng kết. ● Sự nóng chảy: Rắn lỏng Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình Chất rắn kết tinh Chất rắn vô định hình - Có cấu trúc tinh thể. - Có nhiệt độ nóng chảy xác định - Gồm: chất rắn đơn tinh thể: có tính dị hướng. Chất rắn đa tinh thể: có tính đẳng hướng. Ví dụ: đơn tinh thể: hạt muối, miếng thạch anh, viên kim cương Đa tinh thể: hầu hết các kim loại (sắt, nhôm, đồng,…) - Không có cấu trúc tinh thể. - Không có nhiệt độ nóng chảy xác định - Có tính đẳng hướng. Ví dụ: thuỷ tinh, các loại nhựa, sô cô la, cao su, … SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT 2 SỰ NÓNG CHẢY 3
4 Na+ Cl- a/ Sự nóng chảy của chất rắn kết tinh b/ Sự nóng chảy của chất rắn vô định hình: Khi nung nóng liên tục, chất rắn vô định hình (ví dụ thanh nhựa mica), vật rắn mềm đi và chuyển dần sang thể lỏng một cách liên tục, trong quá trình này nhiệt độ tăng liên tục.. Chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định. c/ Giải thích sự nóng chảy của chất rắn kết tinh - Khi nung nóng một vật rắn kết tinh, các phân tử chất rắn nhận được nhiệt lượng, dao động mạnh lên làm cho khoảng cách trung bình giữa các phân tử tăng. Mức độ trật tự trong cấu trúc giảm đi. - Khi đạt đến nhiệt độ nào đó trật tự tinh thể bị phá vỡ hoàn toàn thì quá trình nóng chảy kết thúc, vật rắn chuyển thành khối lỏng. d/ Nhiệt nóng chảy riêng (λ): của một chất là nhiệt lượng cần thiết để 1 kg chất đó chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng ở nhiệt độ nóng chảy. CR chưa nóng chảy CR đang nóng chảy CR đã nóng chảy hoàn toàn .Qm