PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bài 39-KHTN 7-CTSTxST.docx

 Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất Bài 1: Các hoạt động sống diễn ra chủ yếu ở đâu? A. Tế bào. B. Mô. C. Cơ quan. D. Cơ thể. Lời giải: Đáp án đúng là: A Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống. Phần lớn hoạt động sống của cơ thể diễn ra ở tế bào, ngay cả khi có thể cấu tạo chỉ từ một tế bào. Bài 2: Hoạt động trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng diễn ra chủ yếu ở những cấp độ nào?
A. Tế bào và mô. B. Mô và cơ quan. C. Tế bào và cơ thể. D. Mô và cơ thể. Lời giải: Đáp án đúng là: C Hoạt động trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng diễn ra chủ yếu ở những cấp độ tế bào và cơ thể: Nhờ cơ thể lấy các chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và oxygen từ môi trường mà tế bào thực hiện được quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng để lớn lên, phân chia và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống. Bài 3: Sơ đồ trên thể hiện mối quan hệ gì trong cơ thể sinh vật? Hãy mô tả bằng lời mối quan hệ đó.
Lời giải: - Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường. - Mô tả mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường: + Các hoạt động sống trong tế bào bao gồm: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, cảm ứng giúp tế bào lớn lên, phân chia để tạo thành các tế bào mới. Đây là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể. + Các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể giúp cơ thể trao đổi chất với môi trường, đồng thời cơ thể lớn lên, sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Từ đó điều khiển các hoạt động sống diễn ra trong tế bào. Bài 4: Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ thể hiện trong sơ đồ trên đối với thực vật.
Lời giải: Ví dụ chứng minh mối quan hệ thể hiện trong sơ đồ trên đối với thực vật: Tế bào mô giậu (chứa diệp lục) là nơi diễn ra quá trình tổng hợp, tích luỹ chất dinh dưỡng (đường) và thải các sản phẩm bài tiết (khí oxygen, hơi nước). Lá cây được cấu tạo từ nhiều loại tế bào (tế bào nhu mô, tế bào khí khổng, tế bào mô dẫn, tế bào biểu bì,...) là bề mặt hấp thụ trực tiếp nguồn năng lượng ánh sáng, khí carbon dioxide cho quang hợp. Mối quan hệ đó được thể hiện qua sơ đồ sau: Tế bào mô giậu, tế bào khí khống, tế bào mô dẫn,... → Lá cây (môi trường trong) → Môi trường ngoài. Bài 5: Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ thể hiện trong sơ đồ trên đối với động vật.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.