PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text (KNTT)- Bài 2. Phản ứng hoá học.pdf

CHƯƠNG I. PHẢN ỨNG HÓA HỌC Bài 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 8 Thời gian thực hiện: ... Tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm, đưa ra được ví dụ minh họa và phân biệt được biến đổi vật lý, biến đổi hóa học. - Tiến hành được một số thí nghiệm về biến đổi vật lý và biến đổi hóa học. - Nêu được khái niệm phản ứng hóa học, chất đầu, sản phẩm và sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử các chất. - Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra. - Nêu được khái niệm, đưa ra được ví dụ minh họa về phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt và trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng tỏa nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu). 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: +) Chủ động, tích cực tìm hiểu về các khái niệm biến đổi vật lý và biến đổi hóa học. +) Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm phản ứng hóa học. +) Chủ động tìm hiểu về phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt. - Giao tiếp và hợp tác: +) Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về phản ứng hóa học, phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt. +) Hoạt động nhóm hiệu quả, đảm bảo các thành viên tham gia và trình bày báo cáo. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học. b) Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: +) Trình bày được khái niệm biến đổi vật lý và biến đổi hóa học.
+) Trình bày được khái niệm phản ứng hóa học, chất đầu và sản phẩm. +) Trình bày được phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt. - Tìm hiểu tự nhiên: +) Quan sát các biến đổi trong tự nhiên: phân biệt biến đổi vật lý và biến đổi hóa học. +) Quan sát các thí nghiệm và cho biết các dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra. +) Ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt trong đời sống hằng ngày. - Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Nhận biết được phản ứng hóa học xảy ra. 3. Về phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm để tiếp cận kiến thức hiệu quả nhất. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Các hình ảnh theo sách giáo khoa; máy chiếu, bảng nhóm; - Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh 250 mL, nhiệt kế, đèn cồn, kiềng sắt, ống nghiệm chịu nhiệt, đèn cồn, đũa thuỷ linh, thìa thuỷ tinh, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt. - Hóa chất: + Nước đá viên; bột sắt (Fe) và bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng. + Dung dịch hydrochloric acid (HCl) loãng, sodium hydroxide (NaOH), copper(II) sulfate (CuSO4), barium chloride (BaCl2), kẽm viên (Zn). - Phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào diễn ra sự biến đổi vật lí, trường hợp nào diễn ra sự biến đổi hóa học? a) b)
c) d) a) Khi có dòng điện đi qua, dây tóc bóng đèn (làm bằng kim loại tungsten) nóng và sáng lên. b) Hiện tượng băng tan. c) Thức ăn bị ôi thiu. d) Đốt cháy methane (CH4) thu được khí carbon dioxide (CO2) và hơi nước (H2O). ...................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Câu 2. Hãy cho biết quá trình nào sau đây xảy ra biến đổi hóa học, quá trình nào xảy ra biến đổi vật lí? Giải thích. ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ......................

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.