Content text BDHSG LỊCH SỬ 9 CTRINH MỚI NĂM 2024-20250-CHUẨN.docx
Quan hệ song phương Nga-Ukraine được thiết lập cách đây 30 năm, vào ngày 14/2/1992. Trong hai thập kỷ đầu tiên kể từ năm 1992, Nga và Ukraine tích cực thúc đẩy hợp tác song phương và trao đổi trên tinh thần láng giềng hữu nghị. - Từ khoảng năm 2014 đến n 1 CHÚC THẦY CÔ VÀ CÁC EM ÔN THI ĐẠT KẾT QUẢ TỐT TÀI LIỆU BDHSG LỊCH SỬ 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI NĂM HỌC 2024-2025 ( Tài liệu đã bao gồm đáp án) PHẦN : LỊCH SỬ THẾ GIỚI CHUYÊN ĐỀ 1. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945 Câu 1. Hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941). Hãy cho biết một số hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (trước năm 1941). Năm 1922, Liên Xô thành lập, trong đó, Nga và U-crai-na là hai nước đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Sưu tầm thêm thông tin và hãy cho biết tình trạng quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia này trong giai đoạn hiện nay (đầu thế kỉ XXI)? Hướng dẫn trả lời * Những thành tựu tiêu biểu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941) - Thành tựu về kinh tế: + Từ tháng 12/1925, Liên Xô thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, với trọng tâm là phát triển công nghiệp nặng. Trải qua hai kế hoạch 5 năm (1928-1932, 1933- 1937), Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và thứ 2 thế giới (sau Mĩ). + Công cuộc tập thể hoá nông nghiệp hoàn thành với quy mô sản xuất lớn. - Thành tựu về xã hội, văn hoá, giáo dục: + Cơ cấu giai cấp trong xã hội có sự thay đổi căn bản. Các giai cấp bóc lột bị xoá bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân và nông dân tập thể, cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa. + Liên Xô đã xoá được nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở ở các thành phố. + Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học-nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn. * Một số hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (trước năm 1941)
Quan hệ song phương Nga-Ukraine được thiết lập cách đây 30 năm, vào ngày 14/2/1992. Trong hai thập kỷ đầu tiên kể từ năm 1992, Nga và Ukraine tích cực thúc đẩy hợp tác song phương và trao đổi trên tinh thần láng giềng hữu nghị. - Từ khoảng năm 2014 đến n 2 + Nóng vội, thiếu dân chủ trong quá trình tập thể hoá nông nghiệp; + Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân,.. * Năm 1922, Liên Xô thành lập, trong đó, Nga và U-crai-na là hai nước đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Sưu tầm thêm thông tin và hãy cho biết tình trạng quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia này trong giai đoạn hiện nay (đầu thế kỉ XXI). - ay, quan hệ ngoại giao giữa Nga và Ucraina có sự chuyển biến từ trạng thái quan hệ sâu sắc sang đối đầu nghiêm trọng. Căng thẳng chính hiện nay trong quan hệ giữa Nga và Ukraine liên quan đến việc Ukraine muốn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO); trong khí đó, Nga kiên quyết phản đối Ukraine gia nhập NATO bằng mọi giá. Câu 2. Trình bày những nét chính về phong trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu từ năm 1918 đến năm 1923? Hướng dẫn trả lời * Trình bày những nét chính về phong trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu từ năm 1918 đến năm 1923. - Do hậu quả nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ nhất và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, vào những năm 1918-1923, một phong trào cách mạng đã bùng nổ ở hầu khắp các nước tư bản châu Âu. + Ở Đức: ▪ Ngày 9/11/1918, công nhân và các tầng lớp nhân dân ở Béc-lin nổi dậy đấu tranh, lật đổ chế độ quân chủ. Tuy nhiên, sau đó, chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản. ▪ Tháng 12-1918, Đảng Cộng sản Đức được thành lập. ▪ Trong những năm 1919-1923, phong trào cách mạng chống lại giai cấp tư sản vẫn tiếp diễn nhưng thất bại. + Phong trào cách mạng cũng phát triển mạnh ở các nước châu Âu như: Hung-ga-ri, Anh, Pháp,... ▪ Ở Anh, từ năm 1919 đến năm 1921, đã có tới 6,5 triệu người bãi công. ▪ Ở Pháp, phong trào bãi công của công nhân chuyển thành cao trào cách mạng, với cuộc tổng bãi công lớn nhất nổ ra nhân ngày Quốc tế Lao động (1-5-1920) lôi cuốn hơn 1 triệu người tham gia. - Qua phong trào, nhiều Đảng Cộng sản được thành lập như: Đảng Cộng sản Hung- ga-ri (1918), Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Anh (1920), Đảng Cộng sản Ita-li-a (1921),... Câu 3. Trình bày sự thành lập và một số hoạt động chính của Quốc tế Cộng sản? - Sự ra đời:
Quan hệ song phương Nga-Ukraine được thiết lập cách đây 30 năm, vào ngày 14/2/1992. Trong hai thập kỷ đầu tiên kể từ năm 1992, Nga và Ukraine tích cực thúc đẩy hợp tác song phương và trao đổi trên tinh thần láng giềng hữu nghị. - Từ khoảng năm 2014 đến n 3 + Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đặt ra yêu cầu cần phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo. + Những hoạt động tích cực của V. I. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga. => Tháng 3/ 1919, Quốc tế Cộng sản (còn gọi là Quốc tế thứ ba) được thành lập ở Mát-xcơ-va. - Hoạt động chính: Trong thời gian tồn tại (1919-1943), Quốc tế Cộng sản đã tiến hành 7 kì đại hội, để ra đường lối cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới, trở thành tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. - Năm 1943, do sự thay đổi của tình hình thế giới, Quốc tế Cộng sản tuyên bố tự giải tán. Câu 4. Trình bày nguyên nhận và biểu hiện, hậu quả của cuộc đại suy thoái kinh tế trong những năm 1929-1933. Vì sao gọi Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 được gọi là cuộc khủng hoảng “thừa”. Biện pháp để giải quyết khủng hoảng. Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất? Hướng dẫn trả lời - Nguyên nhân của đại suy thoái kinh tế: Trong những năm 1924-1929, kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, sản xuất tăng lên nhanh chóng. Nhưng do sản xuất ồ ạt, nhu cầu và sức mua của thị trưởng không có sự tăng lên tương ứng, làm cho hàng hoá trở nên ế thừa và dẫn tới suy thoái trong sản xuất. - Biểu hiện: + Tháng 10/1929, cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ ở Mỹ, sau đó lan rộng ra toàn thế giới tư bản chủ nghĩa, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực (tài chính, công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp…). + Khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932. - Hậu quả: Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932, chẳng những tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị-xã hội. + Kinh tế: Tàn phá tất cả các ngành kinh tế, kéo lùi sức sản xuất, nông dân mất ruộng đất, sống trong ngành nghèo đói, túng quẫn. + Xã hội: Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra mạnh mẽ ở khắp các nước. + Chính trị: Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, Ý, Nhật Bản). + Quan hệ quốc tế: Xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Quan hệ song phương Nga-Ukraine được thiết lập cách đây 30 năm, vào ngày 14/2/1992. Trong hai thập kỷ đầu tiên kể từ năm 1992, Nga và Ukraine tích cực thúc đẩy hợp tác song phương và trao đổi trên tinh thần láng giềng hữu nghị. - Từ khoảng năm 2014 đến n 4 * Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 được gọi là cuộc khủng hoảng “thừa”, vì: - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt “cung” vượt quá “cầu”, hàng hóa ế thừa. Trong khi đó sức mua giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ, dẫn đến khủng hoảng. Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924 là cuộc khủng hoảng thiếu. - Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản. Những điều mà hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi. * Biện pháp để giải quyết khủng hoảng: + Anh, Pháp, Mĩ: giải quyết khủng hoảng bằng cách thực hiện những chính sách cải cách kinh tế – xã hội. + Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản: giải quyết khủng hoảng bằng cách tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, phát xít hóa bộ máy thống trị, phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới, bành trướng ra bên ngoài. * Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất? Nói cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất, vì: - Lớn nhất: đây là cuộc khủng hoảng thừa, xuất phát từ Mĩ rồi nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. - Dài nhất: kéo dài 5 năm từ 1929 đến 1933, dài hơn so với bất cứ cuộc khủng hoảng nào khác. - Gây thiệt hại nặng nề nhất: + Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. + Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. + Hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ. + Nghiêm trọng nhất là dẫn tới sự hình thành chủ nghĩa Phát xít, đẩy loài người đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới. Câu 5. Sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu diễn ra như thế nào? Hướng dẫn trả lời - Để thoát khỏi đại suy thoái kinh tế (1929 – 1933), các nước tư bản đã có nhiều cách ứng phó khác nhau: + Các nước Anh, Pháp,... có nhiều thuộc địa, vốn và thị trường nên tiến hành những cuộc cải cách kinh tế-xã hội.