Content text 2.Ý THỨC.pdf
MENTORA+ MENTORA+ NỘI DUNG ÔN TẬP TRIẾT HỌC Câu 1: Phân tích nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức a)Nguồn gốc của ý thức: Nguồn gốc tự nhiên Bộ óc người: là cơ quan phản ánh, cơ quan sản sinh ra ý thức o bộ óc con người là sản phẩm cao nhất của thế giới vật chất o có khả năng thu nhận, truyền dẫn điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới xung quanh Ví dụ : con người muốn đi về phía trước thì bộ não sẽ phát ra xung thần kinh truyền đến chân di chuyển về phía trước o không thể tách ý thức ra khỏi hoạt động của bộ não người. Sự tác động của hiện thực khách quan lên bộ óc người tạo nên quá trình phản ánh. Phản ánh chính là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. 5 cấp độ từ thấp đến cao: phản ánh vật lý, phản ánh hóa học, phản ánh sinh học, phản ánh tâm lý và phản ánh năng động sáng tạo - hình thức phản ánh cao nhất ) Ví dụ: Khi chúng ta nhìn một bức tranh đẹp, sau khi nhắm mắt lại chúng ta vẫn có thể hình dung lại nội dung của bức tranh đó. Nguồn gốc xã hội Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. o Chính nhờ lao động mà các sự vật, hiện tượng mới bộc lộ các thuộc tính và quy luật vận động, qua đó giúp con người nhận thức được về sự vật, hiện tượng đó. o Lao động giúp con người tiến hóa từ 4 chi lên 2 chi. o Lao động giúp con người không chỉ ăn thực vật mà còn ăn động vật, không chỉ ăn sống mà còn ăn chín. o Lao động giúp con người chế tạo và phát triển các công cụ lao động o Lao động giúp con người hoàn thiện các giác quan, đặc biệt là trí óc. Ngôn ngữ : o Từ trong quá trình lao động, ngôn ngữ ra đời do nhu cầu giao tiếp và trao đổi thông tin. o Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy. Chính nhờ ngôn ngữ mà con người có thể thể hiện ý thức, có thể phản ánh khái quát, gián tiếp về sự vật. o Ngôn ngữ lưu trữ , truyền đạt thông tin rất hiệu quả : giúp giao tiếp, trao đổi, khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, tư tưởng từ thế hệ này qua thế hệ khác. Kết luận: Như vậy, lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu biến não bộ con vật thành não người, biến phản ánh tâm lý động vật thành ý thức. Nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần, nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ, thiếu một trong hai thì sẽ không có ý thức. Con vật không có ý thức, ý thức là sản phẩm đặc trưng của bộ não người. b)Bản chất của ý thức: Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc người. o Năng động: lựa chọn, định hướng đối tượng nhận thức tùy thuộc vào chủ thể nhận thức. o Sáng tạo: từ các tri thức đã có tạo ra các tri thức mới thông qua các giả thuyết khoa học, rút ra kết luận mới một cách khái quát, gián tiếp về đối tượng.